Đề kiểm tra học sinh giỏi hoá cấp tỉnh TTTTG

Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Đạt | Ngày 14/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra học sinh giỏi hoá cấp tỉnh TTTTG thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
TRƯỜNG TTTG NĂM HỌC: 2012 – 2013

MÔN: HOÁ HỌC 9
THỜI GIAN: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 2 – 3 – 2013
Bài 1: (5,0 điểm)
Từ than, đá vôi và các chất vô cơ cần thiết, nêu phương pháp hoá học điều chế: brombenzen, đibrometan, nhựa PVC.
Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy chuyển hoá:
X  X1  X2
M M
Y  Y1  Y2
Không dùng thuốc thử nào khác, nhận biết các dung dịch: CuCl2, MgCl2, FeCl2, NaCl, NaNO3. Các dung dụ, xúc tác coi như có đủ.

Bài 2: (5,0 điểm)
Nhúng một thanh kim loại M hoá trị II vào 0,5 lit dung dịch CuSO4 0,2M. Sau một thời gian phản ứng, khối lượng thanh M tăng lên 0,40 gam trong khi nồng độ CuSO4 còn lại là 0,1M.
a/ Xác định kim loại M.
b/ Lấy m gam kim loại M cho vào 1 lit dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2, nồng độ mỗi muối là 0,1M. Sau phản ứng ta thu đợc chất rắn A khối lượng 15,28 gam và dung dịch B. Tính m?

Bài 3: (5,0 điểm)
Tách từng chất ra khỏi hỗn hợp gồm: BaCO3, BaSO4, KCl, MgCl2.
Dùng dung dịch NaOH để trung hoà hoàn toàn dung dịch H2SO4. Hạ nhiệt độ dung dịch sau phản ứng xuống dưới 120C, dung dịch hoàn toàn biến đổi thành muối kết tinh. Đốt nóng 1,61 gam tinh thể muối này được 0,71 gam muối khan. Tìm công thức muối ngậm nước.

Bài 4: (5,0 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai hidrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và có số mol bằng nhau, người ta thu được 8,8 gam CO2 và 4,5 gam nước. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của hai hidrocacbon trên.
Một hỗn hợp gồm axit axetic và rượu etylic được chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng hết với natri kim loại thu được 3,584 lít khí.
- Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 36,24 gam dung dịch Na2CO3 thu được 1,344 lít khí và dung dịch T.
a. Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp ban đầu.
b. Tính nồng độ % của Na2CO3 trong dung dịch đã dùng và của muối trong dung dịch T.
(Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
******HẾT******
(Na = 23, O = 16, H = 1, S = 32, Fe = 56, Mg = 24, Cu = 64, C = 12, Al = 27, Cl = 35,5)
Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Họ tên: …………………………………… Số báo danh: ……….. Giám thị:………..
(Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn)
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM HSG CẤP TỈNH
TRƯỜNG TTTG NĂM: 2012 – 2013

MÔN THI: HOÁ HỌC 9
THỜI GIAN: Từ ngày 4 – 3 đến ngày 6 – 3 – 2013

Bài 1

5,0 điểm

Câu 1

2,0 điểm

CaCO3 CaO + CO2
CaO + 3C  CaC2 + CO
CaC2 + 2H2O C2H2 + Ca(OH)2
Khí C2H2 thu được:
Trùng hợp, thu được benzen, cho vào brom, thu được brombenzen (Fe xúc tác)
3CH  CH C6H6; C6H6 + Br2  C6H5Br + HBr
Phản ứng cộng với hidro tạo thành etilen rồi cho phản ứng cộng dung dịch brom tạo thành đibrometan.
CH  CH + H2 CH2 = CH2; CH2 = CH2 + Br2 CH2Br – CH2Br
Cho tác dụng với HCl thu được vinylclorua, rồi trùng hợp vinylclorua để thu được PVC.
CH  CH + HCl  CH2 = CHCl; nCH2 = CHCl  
Chín phương trình, mỗi phương trình 0,2 điểm; điểm trình bày 0,2 điểm
Học sinh có thể lược bỏ phần nêu rõ các bước làm.


Câu 2

1,5 điểm

Viết mỗi phương trình được 0,2 điểm; Quá trình chọn chất là 0,3 điểm.
Na  Na2O  NaOH
Na2CO3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Đạt
Dung lượng: 4,06MB| Lượt tài: 9
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)