Đề kiểm tra học kỳ I

Chia sẻ bởi Trần Văn Quang | Ngày 12/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra học kỳ I thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS
ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học: 2014 – 2015
(thời gian làm bài 120 phút)

Câu 1: (2 điểm)
Đọc hai câu thơ trích trong bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm.
Mặt trời(1) của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời(2) của mẹ em nằm trên lưng.
Từ “mặt trời” trong hai câu thơ trên, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào?
Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Câu 2: (3.0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai ? Sáng tác năm nào?
Hình ảnh “trái tim” trong câu thơ kết tượng trưng cho điều gì?
Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 15 dòng tờ giấy thi) nêu suy nghĩ của em về lòng yêu nước.

Câu 3: (5.0 điểm)
Kể về một kỷ niệm về thầy cô giáo mà em nhớ mãi.



PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học: 2015 – 2016
(thời gian làm bài 120 phút)

I. Phần đọc hiểu
Câu 1: (2.0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Sáng tác năm nào?
Bài thơ có chứa đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên?
Hình ảnh “vầng trăng” trong bài thơ này mang ý nghĩa gì?
Câu 2: (2.0 điểm) Về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa?
Giải thích ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn này?
Nêu ngắn gọn những nét đẹp của nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn?
Em có nhận xét gì về cách đặt tên nhân vật trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa; ý nghĩa của cách đặt tên đó là gì?
Câu 3: (1.0 điểm) Trình bày ngắn gọn phẩm chất của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.
Câu 4: (0.5 điểm) Trong bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt; tiếng chim tu hú được nhắc đến mấy lần? Âm thanh đó gợi tả điều gì?
II. Phần Tập làm văn (4.5 điểm)
Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ của em với người thân



ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
Năm học : 2012 – 2013
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài 120 phút)
PHẦN I: PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: Về tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ:
Em hãy cho biết chủ đề của văn bản này?
Theo en câu chuyện có thể kết thúc từ chỗ nào? Tại sao có thể kết thúc ở chỗ ấy?
Chỉ ra các từ ngữ xưng hô trong câu văn sau:
- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.
Câu 2: Cho đoạn văn sau:
“… Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở và, không thể nào ngủ lại được.”
(Ngữ văn 9, Tập I, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007)
Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của tác giả nào?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Văn Quang
Dung lượng: 54,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)