Đề kiểm tra học kì II sinh học 7

Chia sẻ bởi Trần Đăng Khoa | Ngày 15/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra học kì II sinh học 7 thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:



Đề kiểm tra học kì II sinh học 7


Câu 1 (2 điểm ):
Em hãy nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời
sống bay ?
Câu 2 (2 điểm):
Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với của ếch ?
Câu 3 (2 điểm):
Phân biệt khỉ và vượn.
Em hãy minh họa bằng ví dụ cụ thể về vai trò của thú.
Câu 4 (2 điểm) :
Em hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật .
Phân biệt các hình thức sinh sản ở động vật .
Câu 5 (2 điểm ):
a. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ?
b. Em hãy cho biết ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học ?

Đáp án và biểu điểm:
Câu
Đáp án
Biểu điểm


Câu 1
- Thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp
- Hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc
- Chi trước biến đổi thành cánh. Chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau.
- Cổ: dài, khớp với thân
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm

Câu 2






*Giống nhau:
-Tim có ba ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất). Có 2 vòng tuần hoàn.
-Máu đi nuôi cơ thể là máu pha.
* Khác nhau:
- Ở ếch: Không có vách hụt tâm thất : máu pha trộn nhiều.
- Ở thằn lằn: Tâm thất xuất hiện vách hụt :máu ít pha trộn hơn so với ếch.

0,5 điểm
0,5 điểm

0,5 điểm
0,5 điểm

Câu 3a


b
- Khỉ: có chai mông, túi má lớn, đuôi dài.
- Vượn: Có chai mông nhỏ, không có túi má và đuôi.
- Ví dụ về vai trò của thú :
- Làm thực phẩm
- Dược liệu
- Nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ
- Vật liệu thí nghiệm
(HS nêu được 4 vai trò và lấy được ví dụ. Mỗi trường hợp được 0,25 điểm)
0,5 điểm
0,5 điểm

1 điểm

Câu 4 a

b
Có 2 hình thức sinh sản : Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
- Sinh sản vô tính: là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái kết hợp với nhau.
- Sinh sản hữu tính: là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành hợp tử.

1 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

Câu 5 a


b
Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do sinh vật có hại gây ra.
Ưu điểm: Tiêu diệt sinh vật gây hại tránh gây ô nhiễm môi trường.
Hạn chế:
- Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.
- Không diệt triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng.
- Tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại.

1điểm

0.5 điểm

0.5 điểm



Phòng GD&ĐT Hòn Đất Đề kiểm tra học kỳ II Năm học : 2011 – 2012
Trường THCS Bình Giang Môn : SINH HỌC - Khối 7
Lớp : 7/..... Thời gian : 45 phút (không kể giao đề)

Họ và tên :

Điểm
Lời nhận xét








Đề bài :
Câu 1 (2 điểm ):
Em hãy nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời
sống bay ?
Câu 2 (2 điểm):
Hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với của ếch ?
Câu 3 (2 điểm):
a.Phân biệt khỉ và vượn.
b.Em hãy minh họa bằng ví dụ cụ thể về vai trò của thú.
Câu 4 (2 điểm) :
a.Em hãy kể các hình thức sinh sản ở động vật .
b.Phân biệt các hình thức sinh sản ở động vật .
Câu 5 (2 điểm ):
a. Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học ?
b. Em hãy cho biết ưu điểm và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Đăng Khoa
Dung lượng: 42,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)