Đề kiểm tra học kì I Sinh học 7 năm học 15-16 (có đáp án)

Chia sẻ bởi Bùi Hà Thanh | Ngày 15/10/2018 | 81

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra học kì I Sinh học 7 năm học 15-16 (có đáp án) thuộc Sinh học 7

Nội dung tài liệu:

Họ tên: …………………………… KIỂM TRA HỌC KỲ I
Lớp: 7…. MÔN: SINH HỌC 7 ( Thời gian: 45 phút )
Điểm
 Lời phê của thầy cô giáo






Phần I(Trắc nghiệm): Khoanh tròn vào đáp án đúng
Câu 1(0,5đ):Loài ruột khoang có lối sống cố định không di chuyển là :
Sứa B. Hải quỳ C. San hô D. Hải quỳ và san hô
Câu 2(0,5đ): Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là:
Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Ký sinh
Câu 3(0,5đ): Điểm giống nhau giữa sán lá máu, sán bã trầu và sán dây là:
Sống tự do B. Sống ký sinh C. Ấu trùng phát triển ngay trong cơ thể vật chủ
Câu 4(0,5đ): Vỏ cứng của trai có tác dụng:
Giúp trai vận chuyển trong nước B. Giúp trai đào hang
C.Bảo vệ trai trước kẻ thù D. Giúp trai lấy thức ăn
Câu 5(0,5đ): Bộ phận có ở phần bụng của tôm là:
Gai nhọn B.Các đôi chân bụng C. Đôi mắt kép
Câu 6(0,5đ): Cơ thể nhện được chi làm 2 phần là :
A.Đầu-ngực và bụng B. Đầu và bụng C. Đầu và ngực D. Đầu và thân
Phần II- Tự luận
Câu 1(1,5đ): Kể tên một số giun đốt khác mà em biết? Để giúp nhận biết các đại diện ngành giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào?
Câu 2(2,5đ) : Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu Canxi và sắc tố của tôm? Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?
Câu 3(2,5đ): Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?
Câu 4 (dành cho HS lớp 7A,7B): Mô tả cấu tạo của hệ tiêu hóa và ựu tiêu hóa thức ăn của châu chấu. Kiểu dinh dưỡng của châu chấu gây tác hại như thế nào cho con người?
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

ĐÁP ÁN
Câu
 Đáp án
Điểm

Trắc nghiệm
1
2
3
4
5
6
Tự luận
Câu 1




Câu 2





Câu 3


Câu 4

C
B
B
C
B
A

-Kể tên một số giun đốt khác như: vắt, rươi, bông thùa,giun mang trùm, giun ống, các giun ít tơ ở ao hồ...
-Trong số các đặc điểm chung của giun đốt thì đặc điểm cơ thể thuôn dài và phân đốt là đặc điểm quan trọng để nhận biết chúng ở ngoài thiên nhiên.
- Vỏ kitin có ngấm nhiều Canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm chỗ bám cho cơ, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.
-Ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần vì lớp vỏ cứng rắn bao bọc không lớn lên theo cơ thể được
Cơ thể có ba phần rõ rệt : đầu có một đôi râu, ngực có 3 đôi chân thường có 2 đôi cánh là những đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung.
-Châu chấu có hệ tiêu hóa rất phát triển và phân hóa bao gồm các bộ phận: miệng, phần phụ miệng kiểu nghiền, tuyến nước bọt, hầu, diều, ruột tịt, mề, ruột trực tràng.
-Thức ăn lá cây và các chồi non của cây vào miệng châu chấu, được các phần phụ miệng nghiền nhỏ và thấm nước bọt do tuyến nước bọt tiết ra trở nên mềm hơn. Sau đó thức ăn được đưa sang chứa ở diều rồi chuyển qua mề để tiếp tục được nghiền nhỏ và tiêu hóa bởi dịch vị do ruột tịt tiết ra. Chất dinh dưỡng sau tiêu hóa được nguốn qua ruột vào cơ thể và chất bã được thải ra ngoài qua hậu môn
-Do đặc điểm của châu chấu rất phàm ăn, lại có hệ tiêu hóa phát triển và chuyên ăn lá cây cũng như các chồi non. Vì vậy châu chấu là đối tượng gây tác hại cho mùa màng của con người, nhất là khi chúng sinh sản và phát triển mạnh.

0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Hà Thanh
Dung lượng: 15,68KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)