ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN CỦA PHÒNG GD&ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG

Chia sẻ bởi Châu Thị Tuyết Phương | Ngày 12/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN CỦA PHÒNG GD&ĐT TỈNH ĐĂK NÔNG thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN ĐĂKR’LẤP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ NĂM HỌC 2010-2011
PHÒNG GD& ĐT MÔN : NGỮ VĂN 9
Thời gian : 120 phút (không kể thời gian giao đề)
I/ Trắc nghiệm (3 .0 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách chọn đáp án đúng rồi điền vào giấy làm bài.
Câu 1: Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh(Trích Vũ Trung tùy bút) là của tác giả nào?
Nguyễn Dữ B. Nguyễn Du
C. Ngô văn gia phái D. Phạm Đình Hổ
Câu 2: Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở vị trí nào trong Truyện Kiều?
Trước khi Kiều gặp Kim Trọng
Sau khi Kiều bán mình chuộc cha
Trước khi Kiều đi du xuân
Sau khi Kiêu gặp Từ Hải
Câu 3: Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ(Nguyễn Khoa Điền) viết về những em bé của dân tộc nào?
A. Chăm B. Tà ôi
C. Ê-đê D. Ba-na
Câu 4: Tác phẩm Chiếc lược nga của Nguyễn Quang Sáng được viết cùng thể loại với tác phẩm nào?
Hoàng Lê nhất thống chí
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Làng
Phong cách Hồ Chí Minh
Câu 5: Trong tiếng Việt , chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào là nhiều nhất?
A. Tiếng Anh B. Tiếng Pháp
C. Tiếng Hán D. Tiếng Đức
Câu 6: Thàng ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: Dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc?
Cháy nhà ra mặt chuột B. Ếch ngồi đáy giếng
C. Mỡ để miệng mèo D. Nuôi ong tay áo
Câu 7: Câu Gà là một loại gia cầm nuôi ở nhà vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ D. Phương châm cách thức

Câu 8: Trong câu thơ Một hai nghiêng nước nghiêng thành( trích Truyện Kiều –Nguyễn Du) tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
A. Sử dụng phép so sánh B. Sử dụng phép hoán dụ
C. Sử dung điển cố,điển tích D. Sử dụng phép ẩn dụ
Câu 9: Chi tiết nào nối lên sự sáng suốt của QuangTrung (Hoàng Lê nhất thống chí-Ngô gia văn phái) trong việc xét đoán và dùng người?
Cách xử trí với các tướng sĩ Tam Điệp
Phủ dụ quân lính tại Nghệ An
Thân chinh cầm quân ra trận
Sai mở tiệc khao quân
Câu 10: Hai câu thơ sau sử dụng những phép tu từ nào là chủ yếu?
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập của.
A. Nói quá và liệt kê B. So sánh và nhân hóa
B. Ẩn dụ và hoán dụ C. Chơi chữ và điệp từ
Câu 11: Nhận định nào sau đây không phù hợp với giá trị nghệ thuật của truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng ?
Nghệ thuật tả cảnh và đọc thoại nội tâm đặc sắc.
Xây dựng một cốt truyện chặt chẽ, có nhìu yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí.
Đặt nhân vật vào tình huống đặc biệt đẻ bộc lộ tính cách và tâm lí.
Xây dựng được nhân vật người kể truyên hợp lí
Câu 12: Câu in đậm trong đoạn văn sau được xếp vào loại ngôn ngữ nào?
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chép miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: -Hà, nắng gớm. về nào…
(Làng-Kim Lân)
Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật
Ngôn ngữ trần thuật của tác giả
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật

II/ Tự luận(7.0điểm)
Câu 1:Chép lại đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) rồi nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích đó.
Câu 2. Hãy đóng vai ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để kể lại cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa ông và bé Thu.
-------------------------------------hết-------------------------------------------------





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Châu Thị Tuyết Phương
Dung lượng: 38,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)