ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LÝ 9
Chia sẻ bởi Đoàn Kim Long |
Ngày 14/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LÝ 9 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – Năm học 2010 – 2011
MÔN VẬT LÝ - Lớùp 9
PHẦN TRẮC NGHIỆM – Thời gian: 20 phút
Chọn câu trả lời đúng: (5điểm)
1. Trong thí nghiệm về tác dụng từ của dòng điện, để dễ nhận biết góc lệch của kim nam châm, dây dẫn AB có điện được bố trí:
A. song song với kim nam châm. B. vuông góc với kim nam châm
C. tạo với kim nam châm một góc bất kỳ. D. tạo với kim nam châm một góc nhọn
2. Theo quy tắc nắm bàn tay phải, người ta quy ước ngón tay cái choãi ra chỉ chiều
A. dòng điện chạy qua các vòng dây B. đường sức từ trong lòng ống dây.
C. lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. D. đường sức từ bên ngoài ống dây.
3. Thiết bị nào sau đây khi hoạt động, nó chuyển hóa điện năng thành cơ năng?
A. Bàn là điện, quạt máy. B. Máy khoan điện, ấm điện.
C. Quạt máy, mỏ hàn điện. D.Quạt máy, máy khoan điện.
4. Khi chế tạo động cơ điện có công suất lớn, ta thường dùng nam châm điện vì:
A. các vật liệu chế tạo nam châm điện dễ kiếm.
B. nam châm điện tạo ra được từ trường mạnh.
C. nam châm điện có cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ.
D. chỉ nam châm điện mới tạo được từ trường.
5. Để kiểm tra một môi trường nào đó có từ trường không, ta đặt
A. kim nam châm gần môi trường đó. B. kim nam châm vào trong môi trường đó.
C. nam châm hình móng ngựa vào môi trường đó D. dây dẫn có dòng điện vào môi trường đó.
6. Lực điện từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện khi:
A. dây dẫn được đặt trong từ trường.
B. dây dẫn song song với các đường sức từ
C. dây dẫn được đặt trong từ trường và song song với các đường sức từ.
D. dây dẫn đặt trong từ trường và không song song với các đường sức từ.
7. Từ phổ là:
A. tập hợp các đường sức của điện trường. B. từ trường xuất hiện xung quanh dòng điện.
C. hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. D. lực từ tác dụng lên kim nam châm.
8 .Nam châm hình móng ngựa hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí nào?
A. phần cong của nam châm B. phần thẳng của nam châm
C. hai đầu cực của nam châm. D. tại bất kỳ điểm nào.
9.Công thức nào sau đây KHÔNG áp dụng được cho đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song?
A. R = R1+ R2 B. I = I1+ I2. C. D. U= U1=U2.
10.Một dây dẫn bằng nhôm có điện trở suất là 2,8.10-8m,dây dài 100 m, tiết diện 0,14mm2. Điện trở của dây dẫn là:
A. 2 B.20 C.25 D. 200
11. Một điện trở R =20được đặt vào giữa hai điểm có hiệu điện thế 8V. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở có giá trị là:
A. 160A. B. 2,5A. C. 0,4A. D. 4A.
12. Công dụng của biến trở là:
A. điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. B. thay đổi vị trí con chạy của nó.
C. thay đổi chiều dài cuộn dây dẫn. D. mắc nối tiếp vào mạch điện.
13. Công thức của định luật Jun – Len xơ là:
A. Q = U.I2.t B. Q = U2.I.t C. Q = I2.R.t D. Q = R2.I.t
14. Một bóng đèn có ghi 220V-100W hoạt động liên tục trong 5 giờ với hiệu điện thế 220V. Điện năng tiêu thụ trong thời gian đó là:
A. 0,5 kw.h B. 50 w.h C. 500J D. 5kJ.
15. Một bếp điện được mắc vào hiệu điện thế không đổi U. Nhiệt lượng toả ra trong một giây thay đổi thế nào nếu cắt ngắn chiều dài dây đi một nửa?
A. Nhiệt lượng giảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Kim Long
Dung lượng: 200,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)