ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 8

Chia sẻ bởi Trương Thị Kim Hoan | Ngày 11/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NGỮ VĂN 8 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II.
NĂM HỌC: 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút. (không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (1,5 điểm)
a/Chép lại những dòng thơ còn thiếu sau đây:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
.....................................................
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự."
b/ Nêu nội dung chính của khổ thơ đó?
Câu 2: (1,5điểm)
a/Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn?
b/Lấy ví dụ về câu nghi vấn và cho biết chức năng của nó?

Câu 3: (2 điểm)
Qua văn bản "Chiếu dời đô", Em hãy cho biết vì sao thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời?

Câu 4: (5 điểm)
Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.
=HẾT=















HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 8 HỌC KÌ II. NĂM 2013- 2014
Câu
Nội dung
Điểm

Câu1
- HS Chép đúng 8 câu thơ đầu:
-Nội dung: Thể hiện tâm trạng:
+ chán ngán, căm hờn, uất ức khi bị nhốt trong cũi sắt.
+ khinh lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ.
+ căm hờn sự tù túng, khinh ghét những kẻ tầm thường.
+Vượt khỏi sự tù hãm bằng trí tưởng tượng, nó sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.
(0,5đ)


(1đ)

Câu2
a/ HS: Nêu được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn như sau:
-Về hình thức:
+Thường sử dụng từ nghi vấn như: sao, không, gì, nào...
+Kết thức câu nghi vấn bằng dấu chấm hỏi. (?)
-Về chức năng: Câu nghi vấn dùng để hỏi.
b/HS:
-Lấy đúng ví dụ có các đặc điểm trên.
-Gọi tên đúng chức năng của nó.
(0.5đ)






(0,5đ)
(0,5đ)

Câu3
Nói Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời là vì:
- Vị trí địa lí: Trung tâm trời đất
- Thế đất: “Rồng cuộn hổ ngồi”
+ Đúng ngôi...
+ Tiện hướng...
+ Đất rộng mà bằng, cao mà thoáng.
- Đời sống nhân dân và cảnh vật: vô cùng phong phú, tốt tươi.
-> Quý hiếm, sang trọng, đẹp đẽ, có nhiều khả năng phát triển. => là nơi thắng địa

(0,5đ)


(1đ)



(0,5đ)


Câu4
I/Mở bài: -Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam:
+ Chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
+Chúng ta hãnh diện,trân trọng chiếc áo dài truyền thống này.
II/Thân bài: 1.Nguồn gốc, xuất xứ: -Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nghĩa là áo dài đã có từ rất lâu. - Tiền thân của áo dài hơi giống áo từ thân , sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chính sửa để phù hợp với thời trang của từng thời điểm.
2. Chất liệu vải: phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát.
3.Kiểu dáng -Cấu tạo +Áo dài từ cổ xuống đến chân +Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo. +Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. +Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân. +Khi mặc áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật vóc dáng của người phụ nữ.
+ Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển. -Khẳng định đó là nét đặc trưng khác biệt của chiếc áo dài việt Nam. -Màu sắc: Đa dạng, tùy theo sở thích lựa chọn của mỗi người.
4. Ý nghĩa. -Chiếc áo dài luôn giữ được tầm quan trọng của nó và trở thành bộ lễ phục của các bà, các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Thị Kim Hoan
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)