Đề kiểm tra HKI Vật lý 9-Đề 15

Chia sẻ bởi Võ Minh Hôn | Ngày 14/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HKI Vật lý 9-Đề 15 thuộc Vật lí 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I



MÔN: VẬT LÝ 9
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau
Câu 1: Hai điện trở R1, R2 và ampe kế được mắc nối tiếp vào hai điểm A, B. Cho R1 = 8(, R2 = 7(, ampe kế chỉ 0,6A. Hiệu điện thế của đoạn mạch AB có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau:
A. UAB = 8V B. UAB = 0,6V C. UAB = 7V D. UAB = 9V
Câu 2: Trên một bóng đèn có ghi 220V – 75W. Thông tin nào sau đây là đúng?
A. Hiệu điện thế định mức của bóng đèn là 220V.
B. Công suất định mức của bóng đèn là 75W.
C. Khi bóng đèn sử dụng ở hiệu điện thế 220V thì cứ trong mỗi giây, dòng điện sản ra một công bằng 75J.
D. Các thông tin A, B, C đều đúng.
Câu 3: Dùng một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 4m, tiết diện 0,4mm2 nối hai cực của một nguồn điện thì dòng điện qua dây có cường độ 2A. Biết rằng điện trở suất của dây đồng là 1,7.10-8(.m. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:
A. 0,36V. B. 0,32V. C. 3,4V. D. 0.34V.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các từ cực của ống dây có dòng điện chạy qua?
A. Đầu có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.
B. Đầu có các đường sức từ đi vào là cực Bắc, đầu còn lại là cực Nam.
C. Hai đầu của ống dây đều là cực Bắc.
D. Hai đầu của ống dây đều là cực Nam.
Câu 5: Quy tắc bàn tay trái dùng để làm gì?
A. Xác định chiều dòng điện chạy trong ống dây.
B. Xác định chiều của lực điện từ do từ trường tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường đó.
C. Xác định chiều đường sức từ của thanh nam châm.
D. Xác định chiều đường sức từ của dây dẫn mang dòng điện.
Câu 6: Quan sát thí nghiệm hình 1, hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm, khi đóng công tắc K?
A. Cực Nam của kim nam châm bị hút về phía đầu B.
B. Cực Nam của kim nam châm bị đẩy ra đầu B.
C. Cực Nam của kim nam vẫn đứng yên so với ban đầu.
D. Cực Nam của kim nam châm vuông góc với trục ống dây.
Câu 7: Cho hình 2 biểu diễn lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường của nam châm. Hãy chỉ ra trường hợp nào biểu diễn lực F tác dụng lên dây dẫn không đúng?
Câu 8: Căn cứ thí nghiệm Ơcxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Dòng điện gây ra từ trường.
B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.
D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.
II. Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Có 3 Có ba điện trở là R1 = 6( ; R2 = 12( ; R3 = 16( được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế U = 2,4V.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch này.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính.
Câu 2 (5,0 điểm): Trên một bàn là có ghi 110V – 550W và trên một bóng đèn dây tóc có ghi 110V – 40W.
a) Tính điện trở của bàn là và của bóng đèn khi chúng hoạt động bình thường.
b) Có thể mắc nối tiếp bàn là và bóng đèn này vào hiệu điện thế 220V được không? Vì sao?
c) Có thể mắc nối tiếp hai dụng cụ điện này vào hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để chúng không bị hỏng? Tính công suất của mỗi dụng cụ khi đó.
Câu 3 (1,0 điểm): Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm?

--------------- HẾT ---------------


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Hôn
Dung lượng: 114,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)