Đề kiểm tra HKI Vật lý 9-Đề 10
Chia sẻ bởi Võ Minh Hôn |
Ngày 14/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HKI Vật lý 9-Đề 10 thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN VẬT LÝ 9
(Thời gian làm bài 45 phút – Không tính thời gian giao đề)
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Để xác định sự phụ thuộc của điện trở của dây dẫn vào chiều dài dây dẫn cần phải:
A. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có tiết diện như nhau và được làm từ cùng loại vật liệu.
B. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, tiết diện khác nhau và được làm từ các vật liệu khác nhau.
C. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài khác nhau, có cùng tiết diện và được làm từ các vật liệu khác nhau.
D. Đo và so sánh điện trở của các dây dẫn có chiều dài, có tiết diện khác nhau và được làm từ cùng loại vật liệu.
Câu 2. Căn cứ thí nghiệm Ơcxtét, hãy kiểm tra các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Dòng điện gây ra từ trường.
B. Các hạt mang điện có thể tạo ra từ trường.
C. Các vật nhiễm điện có thể tạo ra từ trường.
D. Các dây dẫn có thể tạo ra từ trường.
Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng.
A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.
B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.
C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi.
D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.
Câu 4. Dùng một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 4m, tiết diện 0,4mm2 nối hai cực của một nguồn điện thì dòng điện qua dây có cường độ 2A. Biết rằng điện trở suất của dây đồng là 1,7.10-8(.m. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:
A. 0,36V. B. 0,32V. C. 3,4V. D. 0.34V.
Câu 5. Quan sát thí nghiệm hình 1, hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm, khi đóng công tắc K?
A. Cực Nam của kim nam châm bị hút về phía đầu B.
B. Cực Nam của kim nam châm bị đẩy ra đầu B.
C. Cực Nam của kim nam vẫn đứng yên so với ban đầu.
D. Cực Nam của kim nam châm vuông góc với trục ống dây.
Câu 6. Cho hình 2 biểu diễn lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường của nam châm. Hãy chỉ ra trường hợp nào biểu diễn lực F tác dụng lên dây dẫn không đúng?
B. TỰ LUẬN
Câu 7. Nêu sự chuyển hoá năng lượng khi bếp điện, bàn là điện, động cơ điện, quạt điện hoạt động?
Câu 8. Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ điện một chiều?
Câu 9. Cho mạch điện như hình vẽ (hình 3); MN = 1m là một dây dẫn đồng chất tiết diện đều có điện trở R = 10(; R0 = 3(. Hiệu điện thế UAB = 12V. Khi con chạy ở vị trí mà MC = 0,6m. Tính điện trở của đoạn mạch MC của biến trở. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm AC và số chỉ của ampekế.
Câu 10.
a. Có thể coi Trái Đất là nam châm được không? Nếu có thì cực của nó thế nào?
b. Có hai thanh thép giống hệt nhau, trong đó có một thanh bị nhiễm từ, làm thế nào để biết được thanh nào bị nhiễm từ? (không dùng thêm dụng cụ gì khác)
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm (chọn đúng đáp án mỗi câu cho 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
A
C
D
A
D
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 7. 1,5 điểm.
- Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như bàn là, bếp điện thì điện năng làm cho các thiết bị này nóng lên. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hoá thành nhiệt năng.
- Khi cho dòng điện chạy qua các thiết bị điện như động cơ điện, quạt điện, thì điện năng làm cho các thiết bị này hoạt động. Trong những trường hợp này thì điện năng đã chuyển hóa thành cơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Minh Hôn
Dung lượng: 71,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)