Đề kiểm tra HKI lý 8 (15-16)

Chia sẻ bởi Nguyễn Lạp | Ngày 14/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HKI lý 8 (15-16) thuộc Vật lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015- 2016
MÔN: VẬT LÝ - LỚP 8
Thời gian làm bài: 45 phút



Câu 1: (2,0 điểm)
Chuyển động cơ học là gì? Lấy ví dụ minh họa.
Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu nhận xét về trang thái của vật khi vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Nêu điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.
b) Hãy biểu diễn trọng lực tác dụng vào quả nặng có khối lượng 2,5kg (Tỉ xích tùy chọn).
Câu 3: (3,0 điểm)
Một ô tô chạy quãng đường dài 27km mất 30 phút. Lực kéo trung bình của động cơ là 120N. Tính:
a) Vận tốc của ô tô ra km/h và m/s.
b) Công của động cơ ô tô thực hiện được.
Câu 4: (3,0 điểm)
Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 120m. Biết rằng trọng lượng riêng trung bình của nước biển là 10300N/m3.
Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu?
b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 40m nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu? Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc đó là bao nhiêu?

----------- Hết ---------

HƯỚNG DẪN CHẤM KT HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Vật Lý – Lớp 8




Câu 1 (2,0 đ)

a) + Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc theo thời gian.
+ Lấy ví dụ.

0,50

0,50


b) + Nêu dầy đủ 4 đặc điểm.
+ Vật chịu tác dụng của hai lực cân bằng:
- Nếu vật đang đứng yên thì tiếp tục đứng yên.
- Nếu vật đang chuyển động thì tiếp tục chuyển động thẳng đều
0,50


0,50








Câu 2 (2,0 đ)
a) Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng:
- Vật chìm khi lực đẩy Acsimet nhỏ hơn trọng lượng của vật (FA < P)
- Vật nổi khi lực đẩy Acsimet lớn hơn trọng lượng của vật
(FA >P)
- Vật lơ lửng khi lực đẩy Acsimet bằng trọng lượng của vật (FA= P)

0,25

0,25

0,25


b- m = 2,5kg  P = 2,5.10 = 25N
Biểu diễn đúng vectơ lực.
0,25
1,0


Câu 3
(3,0 đ)

Vận tốc của ô tô là:



1,0

1,0


b) Công của động cơ ô tô:
A = F.s = 120.27000= 3240000 (J)

1,0


Câu 4 (3,0 đ)

a) Áp suất tác dụng lên thân tàu ở độ sâu 120m là:
p = h.d = 120.10300 = 1236000 N/m2

1,0


b) Nếu tàu lặn sâu thêm 30m nữa, độ tăng của áp suất là:
(p = (h.d = 40.10300 = 412000 N/m2
Áp suất tác dụng lên thân tàu lúc này là:
p` = p + (p = 1236000 + 412000 = 1648000 N/m2

1,0

1,0



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lạp
Dung lượng: 45,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)