đề kiểm tra HKI

Chia sẻ bởi Bùi Thị Bích Hồng | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra HKI thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD& ĐT TP TUY HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN NĂM HỌC: 2011-2012
( THỜI GIAN: 90’)
Phần
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng




 Thấp
Cao


Hiếu biết về tác giả, tác phẩm
Những nét chính về Nguyễn Du và Truyện Kiều: 20% ( 2 điểm)



1 câu
( 2 điểm)

Thành ngữ và các phương châm hội thoại
Thuộc và nhận biết đúng thành ngữ: 10% ( 1 điểm)
Hiểu nghĩa của mỗi thành ngữ, xác định đúng các phương châm hội thoại : 10 %
( 1 điểm)


1 câu
( 2 điểm)

Các biện pháp tu từ

- Xác định đúng các biện pháp tu từ 5 % ( 0,5 điểm)
- Hiểu giá trị của các biện pháp tu từ: 10%
( 1 điểm)
Viết đoạn văn phân tích :15 %
( 1,5 điểm)

1 câu
( 3 điểm)

Tập làm văn

Hiểu về nhân vật Ông Hai trong truyện Làng: 10 %
( 1 điểm)

Tạo lập văn bản nghị luận ngắn : 20 %
( 2 điểm)
1 câu
( 3 điểm)

Cộng
30%: 3 điểm
35%: 3,5 điểm
 35% : 3,5 điểm
 4 câu
( 10 điểm















PHÒNG GD& ĐT TP TUY HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN NĂM HỌC: 2011-2012
( THỜI GIAN: 90’)

Câu 1( 2 điểm): Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều .
Câu 2 ( 2 điểm): Tìm 5 thành ngữ.Cho biết mỗi thành ngữ em vừa tìm liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3 ( 3 điểm): Viết đoạn văn phân tích giá trị của việc sử dụng biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Rồi sớm, rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.”
(Bằng Việt- Bếp lửa.)
Câu 4 ( 3 điểm): Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện Làng của Kim Lân

******************************************************************

PHÒNG GD& ĐT TP TUY HÒA ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I- NGỮ VĂN 9
TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN NĂM HỌC: 2011-2012
( THỜI GIAN: 90’)

Câu 1: Trình bày được những nét chính sau:
- Về đại thi hào Nguyễn Du ( 1 điểm) : Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học. Nguyễn Du cũng làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn, từng đi sứ sang Trung Quốc. Ông rất am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
Sự nghiệp gồm thơ chữ Hán ( 243 bài) và chữ Nôm( xuất sắc nhất là “ Đoạn trường tân thanh”- quen gọi là Truyện Kiều.
Về Truyện Kiều ( 1 điểm) :Lấy cốt truyện từ “ Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân ( Trung Quốc), Nguyễn Du sáng tạo thành thể Truyện thơ Nôm
( 3254 câu lục bát).. Kiệt tác Truyện Kiều không chí nổi tiếng ở Việt Nam mà còn dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Câu 2:
HS tìm đúng 5 thành ngữ ( 1 điểm)
HS nêu đúng tên phương châm hội thoại được thể hiện trong mỗi thành ngữ -Nếu thành ngữ nào không liên quan đến phương châm hội thoại thì nêu rõ là không liên quan. ( 1 điểm)
Câu 3:
Phát hiện đúng các biện pháp tu từ trong đoạn thơ ( điệp ngữ: cụm từ “ một ngọn lửa” lặp lại , ẩn dụ: hình ảnh “ ngọn lủa” chỉ hình ảnh người bà ) : 0,5 điểm
Viết đoạn văn phân tích được các ý sau: 1điểm
+ Hình ảnh “ngọn lửa” được thay thế cho hình ảnh” bếp lửa” ở những câu trước mang ý nghĩa khái quát, sâu sắc. Ngọn lửa ở đây được bà nhen lên không chỉ là ngọn lửa được hình thành bởi sự đốt cháy các nhiên liệu mà nó còn được thể hiện ở sự ấm áp của tấm lòng bà . Bà là người nhen lửa, giữ lửa để đem lại hơi ấm cho gia dình. Bà còn là người thắp sáng niềm tin cho con cháu, truyền cho con cháu sức mạnh của tình yêu thương luôn ấp ủ trong lòng bà giúp con cháu trưởng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Bích Hồng
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)