ĐỀ KIỂM TRA HK2 VĂN 9 -ĐÀ NẴNG

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Vân | Ngày 12/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KIỂM TRA HK2 VĂN 9 -ĐÀ NẴNG thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2012-2013


MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề)

Câu 1. (1 điểm)
Kể tên các thành phần biệt lập đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
Câu 2. (1 điểm)
Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa hai câu sau và cho biết đó là phép liên kết gì ?
Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 3. (2 điểm)
Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Hãy viết một đoạn văn giải thích nội dung của câu tục ngữ trên.

Câu 4. (6 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9, tập 2).
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.


- Hết -




SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ II
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM HỌC 2012 - 2013

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 THCS
Câu 1. (1 điểm)
Nêu đúng tên mỗi thành phần: 0,25 điểm (0,25 đ x 4 = 1 điểm)
Câu 2. (1 điểm)
- Từ ngữ thực hiện phép liên kết: nó (0,5 điểm)
- Phép liên kết: phép thế (0,5 điểm)
Câu 3. (2 điểm)
1. Yêu cầu:
a) Kĩ năng: Học sinh viết thành một đoạn văn. Diễn đạt mạch lạc, rõ ý, không mắc lỗi. Các câu văn liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức.
b) Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần thể hiện được các ý cơ bản sau:
- Đi một ngày đàng: đi nhiều, tiếp xúc nhiều với thực tế cuộc sống.
- Học một sàng khôn: học được nhiều, nhận thức được nhiều điều trong cuộc sống.
- Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học trong thực tế cuộc sống.
2. Biểu điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng được các yêu cầu đã nêu trên. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1: Biết cách xây dựng một đoạn văn. Nêu được ý đúng nhưng trình bày còn chung chung. Diễn đạt còn vụng.
(Câu 3 có thể chấm điểm lẻ đến 0,25)

Câu 4. (6 điểm)
1. Yêu cầu:
a) Kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ; có năng lực cảm nhận; diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, về bài thơ.
- Bài thơ gợi tả thời điểm giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu.
- Những biến chuyển trong không gian lúc chuyển mùa đã được Hữu Thỉnh cảm nhận thật tinh tế với tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng … (Phân tích hệ thống hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ: Hương ổi, gió se, sương thu, dòng sông, cánh chim, đám mây, … những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái: bỗng, phả vào, chùng chình, hình như, dềnh dàng, vắt nửa mình, … ).
- Trước sự biến đổi của đất trời lúc sang thu, nhà thơ cũng bộc lộ những suy tư, chiêm nghiệm của mình (khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời).
- Bài thơ được viết bằng thể thơ năm chữ có âm điệu nhịp nhàng, tha thiết; từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, gợi cảm; ...


2. Biểu điểm:
- Điểm 5-6 : Bài làm đáp ứng các yêu cầu trên, có thể còn vài lỗi nhỏ về diễn đạt
- Điểm 3-4
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Vân
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)