Đề kiểm tra HK II Ngữ văn-Đề14

Chia sẻ bởi Võ Minh Hôn | Ngày 12/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HK II Ngữ văn-Đề14 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
_______________
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II



Môn: Ngữ văn 9
Thời gian 90 phút( không kể thời gian giao đề)
---------------------
I-Trắc nghiệm:( 2 điểm) chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu mỗi đáp án đúng?
Câu 1: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được bắt nguồn từ cảm xúc nào?
A-Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước.
B-Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.
C- Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội.
D-Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc.
Câu 2: Bài thơ nào dưới đây được tác giả sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt?
A- Mùa xuân nho nhỏ C-Viếng lăng Bác
B- Sang thu D-Nói với con
Câu 3: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
( Viếng lăng Bác –Viễn phương)
A- So sánh C-Hoán dụ
B-Ẩn dụ D-Điệp ngữ
Câu 4: Hiệu quả của phép tu từ tìm được trong hai câu trên là gì?
Ca ngợi sự cao quý của hình ảnh Bác.
B- Ca ngợi vẻ đẹp diệu kì củ hình ảnh Bác.
C- Ca ngợi sự trường tồn vĩnh hằng của Bác.
D- Ca ngợi công lao to lớn của Bác.
Câu 5 : Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy :
A. Chiền chiện. B. Gian lao.
C. Lợi lộc. D. Long lanh.
Câu 6 : Trong những câu dưới, câu nào có thành phần khởi ngữ?
A. Tôi đọc quyển sách này rồi.
B. Quyển sách này tôi đọc rồi.
C. Nhà tôi có hai con mèo.
D. Tôi vừa làm xong bài tập.
Câu 7: Nghĩa tường minh là gì?
A- Là nghĩ được nhận ra bằng cách suy đoán.
B-Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
C- Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.
D- Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.
Câu 8 : Câu tục ngữ " Lá lành đùm lá rách" chỉ được hiểu theo tường minh đúng hay sai?
A. Đúng B . Sai
II. Tự luận: (8 điểm)
Câu1.(2điểm)
Phân tích hình ảnh “Lộc” trong những câu thơ sau bằng một đoạn văn từ 7- 8 câu.
“ Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ.
( Mùa xuân nho nhỏ -Thanh Hải)

Câu.2(6 điểm)
Cảm nhận về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.

-------------------------Hết----------------------


HƯỚNG DẪN CHẤM
I.Trắc nghiệm (2 điểm): 8 câu , mỗi câu trả lời đúng = 0,25 điểm

Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8

Đáp án
 B
 A
 B
 C
 D
 B
 B
 B

II. Phần tự luận
Câu
 Đáp án
Điểm

Câu 1
2.0đ
* Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu
* Nôi dung: các câu văn trong đoạn liên kết với nhau cùng hướng về một nội dung theo yêu cầu của đề: đảm bảo các ý sau:
+ Hai câu thơ nói về mùa xuân chiến đấu và mùa xuân sản xuất của nhân dân ta. Câu thơ có cấu trúc song hành, giầu gợi cảm. Lộc là lá non chồi biếc, là tinh tuý của thiên nhiên của mùa xuân đất trời. Hình ảnh lộc giắt đầy trên lưng là hình ảnh rất thực. Người lính khoác trên lưng vành lá nguỵ trang xanh biếc, mang theo sức sống mùa xuân, sức mạnh của dân tộc để bảo vệ tỏ quốc. Người nông dân đem mồ hôi và sức lao động cần cù làm nên màu xanh cho ruộng đồng, trải dài nương mạ bát ngát quê hương, lộc của hộ là nương mạ non, là mầm sống sinh sôi, làm nên no đủ và giầu có. Ý thơ còn có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc; máu và mồ hôi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Hôn
Dung lượng: 69,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)