Đề kiểm tra HK II Ngữ văn 9-Đề 8

Chia sẻ bởi Võ Minh Hôn | Ngày 12/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HK II Ngữ văn 9-Đề 8 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT HỌC KÌ II


MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian 90 phút, không kể thời gian giao đề)

Phần 1: Trắc nghiệm (2 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm):
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
“Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han rỉ nằm trong đất.
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khao khát làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng lóa lên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo “Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”. (Những ngôi sao xa, Lê Minh Khuê, Ngữ văn 9, tập 2)
1. Điểm đặc sắc nhất về nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì?
A. Nghệ thuật tả cảnh chi tiết, gợi cảm
B. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
C. Cách kể chuyện xen lẫn miêu tả tự nhiên, sinh động
D. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hấp dẫn
2. Câu văn " Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom. " là câu rút gọn chủ ngữ. Từ nào dưới đây có thể khôi phục đúng chủ ngữ cho câu?
A. Tôi B. Mình C. Đơn vị D. Chúng tôi
3. Dòng nào dưới đây chỉ chứa các câu đặc biệt?
“Chúng tôi có ba người.”; “Ba cô gái.”
“Chúng tôi có ba người.”; “Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.”
“Ba cô gái.”; “Những tảng đá to”
“Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc.”; “Những tảng đá to.”
4. Từ ngữ được gạch chân trong câu văn “Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản.” là từ kết nối chỉ kiểu quan hệ nào?
Quan hệ bổ sung C. Quan hệ nghịch đối
Quan hệ thời gian D. Quan hệ nhân quả
5. Bài thơ nào được nhà thơ sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được cống hiến cho cuộc đời ?
A. Mùa xuân nho nhỏ C. Viếng lăng Bác
B. Con cò D. Nói với con
6.Ý nào nêu đúng cảm xúc chủ đạo trong bài thơ Viếng lăng Bác?
A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa
B. Lòng kính yêu và biết ơn vô hạn của tác giả với Bác khi đến viếng Bác
C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra thăm Bác
D. Những suy nghĩ về quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác
7. Câu thơ nào sau đây chứa hình ảnh ẩn dụ ?
A. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
B. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
C. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
D. Không có kính không phải vì xe không có kính
8. Dòng thơ nào mang nghĩa tường minh ?
A. Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
B. Chỉ cần trong xe có một trái tim
C. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
D. Đêm nay rừng hoang sương muối
Phần 2: Tự luận (8 điểm)
Câu 1. (2 điểm): Hãy chép lại chính xác khổ thơ thứ hai bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương và cho biết nội dung của khổ thơ đó.
Câu 2. (6 điểm): Cảm nhận về đoạn thơ:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện.
Hót chi mà vang trời”
Từng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Hôn
Dung lượng: 94,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)