Đề kiểm tra HK II Ngữ văn 9-Đề 10
Chia sẻ bởi Võ Minh Hôn |
Ngày 12/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HK II Ngữ văn 9-Đề 10 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
* Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi cho dưới đây:
“ Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…”
( Ngữ văn 9 – Tập II/NXB GD )
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Bến quê. C. Những ngôi sao xa xôi.
B. Lặng lẽ Sa Pa. D. Chiếc lược ngà.
2. Tác phẩm ra đời vào thời gian nào?
A. Năm 1971. C. Năm 1973
B. Năm 1972. D. Năm 1974.
3. Đoạn trích được kể theo lời kể của nhân vật nào?
A. Nhĩ. C. Thao.
B. Nho. D. Phương Định.
4. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng nhất nội dung của đoạn trích?
A. Cảm xúc bâng khuâng và dòng hồi tưởng của nhân vật Phương Định sau cơn mưa đá.
B. Cảm xúc say sưa của nhân vật Phương Định khi đang ngắm mưa.
C. Những mơ ước, dự định cho tương lai của các cô gái thanh niên xung phong.
D. Những mơ ước, dự định cho tương lai của nhân vật Phương Định.
5. Các tổ hợp từ: những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, một con sông nước đen, những ngọn điện trên quảng trường, những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích, những xứ sở thần tiên thuộc loại cụm từ nào?
A. Cụm danh từ. C. Cụm tính từ.
B. Cụm động từ. D. Kết cấu C-V.
6. Câu văn: “Hoa trong công viên” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu đơn. C. Câu đặc biệt.
B. Câu ghép chính phụ. D. Câu ghép đẳng lập.
7. Từ nào sau đây không cùng trường từ vựng với các từ còn lại?
A. Thẫn thờ. C. Tiếc.
B. Nhớ. D. Nói.
8. Câu văn Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen có sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh. C. Nhân hoá.
B. Ẩn dụ. D. Liệt kê.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2điểm). Viết đoạn văn giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê, có sử dụng thành phần phụ chú.
Câu 2 (6 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Viếng lăng Bác thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Những tình cảm thiêng liêng ấy đã được tác giả thể hiện bằng một giọng thơi tha thiết và trang trọng”
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Viếng lăng Bác, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--------------- HẾT ---------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
c
a
d
a
a
c
d
A
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- được đoạn văn giới thiệu về nhà văn Lê Minh Khuê
+ Sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa
+
----------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
* Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi cho dưới đây:
“ Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó… Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…”
( Ngữ văn 9 – Tập II/NXB GD )
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào?
A. Bến quê. C. Những ngôi sao xa xôi.
B. Lặng lẽ Sa Pa. D. Chiếc lược ngà.
2. Tác phẩm ra đời vào thời gian nào?
A. Năm 1971. C. Năm 1973
B. Năm 1972. D. Năm 1974.
3. Đoạn trích được kể theo lời kể của nhân vật nào?
A. Nhĩ. C. Thao.
B. Nho. D. Phương Định.
4. Dòng nào dưới đây diễn tả đúng nhất nội dung của đoạn trích?
A. Cảm xúc bâng khuâng và dòng hồi tưởng của nhân vật Phương Định sau cơn mưa đá.
B. Cảm xúc say sưa của nhân vật Phương Định khi đang ngắm mưa.
C. Những mơ ước, dự định cho tương lai của các cô gái thanh niên xung phong.
D. Những mơ ước, dự định cho tương lai của nhân vật Phương Định.
5. Các tổ hợp từ: những ngôi sao to trên bầu trời thành phố, một con sông nước đen, những ngọn điện trên quảng trường, những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích, những xứ sở thần tiên thuộc loại cụm từ nào?
A. Cụm danh từ. C. Cụm tính từ.
B. Cụm động từ. D. Kết cấu C-V.
6. Câu văn: “Hoa trong công viên” thuộc kiểu câu nào?
A. Câu đơn. C. Câu đặc biệt.
B. Câu ghép chính phụ. D. Câu ghép đẳng lập.
7. Từ nào sau đây không cùng trường từ vựng với các từ còn lại?
A. Thẫn thờ. C. Tiếc.
B. Nhớ. D. Nói.
8. Câu văn Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen có sử dụng phép tu từ nào?
A. So sánh. C. Nhân hoá.
B. Ẩn dụ. D. Liệt kê.
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2điểm). Viết đoạn văn giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê, có sử dụng thành phần phụ chú.
Câu 2 (6 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Viếng lăng Bác thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Những tình cảm thiêng liêng ấy đã được tác giả thể hiện bằng một giọng thơi tha thiết và trang trọng”
Bằng sự hiểu biết về bài thơ Viếng lăng Bác, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--------------- HẾT ---------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐÁP ÁN
c
a
d
a
a
c
d
A
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
1
- được đoạn văn giới thiệu về nhà văn Lê Minh Khuê
+ Sinh năm 1949, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa
+
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Minh Hôn
Dung lượng: 55,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)