Đề kiểm tra HK II Ngữ văn 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Khả Đống |
Ngày 12/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HK II Ngữ văn 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Đại Mạch Đề kiểm tra học kì II Lớp 9
-------(((------ Môn: Ngữ văn
Thời gian 90’
( Không kể thời gian giao đề)
I.Trắc nghiệm
“ Không khéo thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được cái điều vòng vèo hoặc chùng chình,vả lại nó đã thấy gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Hoạ chăng chỉ có anh từng trải, đã từng in gót chân khắp chân trời xa lạ mới thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả những nét tiêu sơ và cái điều anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.”
1.Tác giả đoạn trích trên là ai?
A.Nguyễn Minh Châu B. Nguyễn Thành Long C.Lê Minh Khuê
2. “Bến quê” là :
A.Truyện ngắn B.Truyện dài C. Tiểu thuyết
3.Đoạn trên có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự,nghị luận B.Miêu tả, tự sự C,Nghị luận,miêu tả D.Biểu cảm,tự sự
4.Đoạn trên tác giả sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A.Ngôi thứ nhất số ít B.Ngôi thứ nhất số nhiều C.Ngôi thứ hai D.Ngôi thứ ba
5.Nội dung chính của đoạn văn trên là?
A.Miêu tả cảnh bãi bồi bên kia sông.
B.Sự chiêm nghiệm của Nhĩ về quy luật của đời người từ cậu con trai và tâm trạng của anh khi nhận thức về cái bãi bồi bên kia sông Hồng.
C.Cảnh con trai sa vào đám cờ thế.
6.Từ “ hoạ chăng” trong doạn trên thuộc thành phần gì?
A.Cảm thán B.Tình thái C.Gọi đáp D.Phụ chú
7.Từ “ tiêu so trong đoạn được hiểu là?
A.Cảnh thiên nhiên hoang sơ đang mất dần B.Cảnh vật tự nhiên đơn sơ tiêu điều hoang vắng
C.Cảnh thiên nhiên đơn sơ, tiêu biểu.
8.Câu 1 trong đoạn trên là câu:
A.Miêu tả nội tâm trực tiếp B.Miêu tả nội tâm gián tiêp C.Không phải câu miêu tả nội tâm.
9.Dấu ? đặt ở cuối câu 1 trong đoạn trên tạo ý gì?
A.Cầu khiến B.Nêu điều thắc mắc, nghi vấn C.Khẳng định D.Cảm xúc
10.Nhà văn gửi gắm điều gì qua suy ngẫm của Nhĩ?
A.Hãy trân trọng những gì gần gũi,bình dị xung quanh mình
B.Hãy sống khẩn trương có ích, đừng chùng chình vô bổ.
C.Cả hai đáp án đều đúng.
II.Tự luận
1.Cho câu: “ Với “Bến quê”, tác giả đã thức tỉnh mọi người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị,gần gũi của cuộc sống xung quanh mình”. Hãy viết một đoạn văn ngắn tù 8-11 câu theo đoạn diễn dịch để làm rõ nhận xét trên.( đoạn có sử dụng thành phần tình thái, cảm thán)
2. Với ngôn ngữ bình dị mà cô đọng, những hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, bài thơ “ Viếng lăng Bác” không chỉ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ mà còn là tấm lòng của hàng triệu triệu con người Việt Nam đối với Bác Hồ. Khi vào lăng viếng Bác.
Bằng việc phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”, hãy làm rõ ý kiến trên.
3.Hãy kể tên hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau cùng viết về đề tài ca ngợi Bác.Nêu rõ tên tác phẩm và tác giả
-----------Hết---------
( Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
-------(((------ Môn: Ngữ văn
Thời gian 90’
( Không kể thời gian giao đề)
I.Trắc nghiệm
“ Không khéo thằng con trai anh lại trễ mất chuyến đò trong ngày, Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được cái điều vòng vèo hoặc chùng chình,vả lại nó đã thấy gì đáng hấp dẫn ở bên kia sông đâu? Hoạ chăng chỉ có anh từng trải, đã từng in gót chân khắp chân trời xa lạ mới thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả những nét tiêu sơ và cái điều anh khám phá thấy giống như một niềm say mê pha lẫn nỗi ân hận đau đớn, lời lẽ không bao giờ giải thích hết.”
1.Tác giả đoạn trích trên là ai?
A.Nguyễn Minh Châu B. Nguyễn Thành Long C.Lê Minh Khuê
2. “Bến quê” là :
A.Truyện ngắn B.Truyện dài C. Tiểu thuyết
3.Đoạn trên có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự,nghị luận B.Miêu tả, tự sự C,Nghị luận,miêu tả D.Biểu cảm,tự sự
4.Đoạn trên tác giả sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A.Ngôi thứ nhất số ít B.Ngôi thứ nhất số nhiều C.Ngôi thứ hai D.Ngôi thứ ba
5.Nội dung chính của đoạn văn trên là?
A.Miêu tả cảnh bãi bồi bên kia sông.
B.Sự chiêm nghiệm của Nhĩ về quy luật của đời người từ cậu con trai và tâm trạng của anh khi nhận thức về cái bãi bồi bên kia sông Hồng.
C.Cảnh con trai sa vào đám cờ thế.
6.Từ “ hoạ chăng” trong doạn trên thuộc thành phần gì?
A.Cảm thán B.Tình thái C.Gọi đáp D.Phụ chú
7.Từ “ tiêu so trong đoạn được hiểu là?
A.Cảnh thiên nhiên hoang sơ đang mất dần B.Cảnh vật tự nhiên đơn sơ tiêu điều hoang vắng
C.Cảnh thiên nhiên đơn sơ, tiêu biểu.
8.Câu 1 trong đoạn trên là câu:
A.Miêu tả nội tâm trực tiếp B.Miêu tả nội tâm gián tiêp C.Không phải câu miêu tả nội tâm.
9.Dấu ? đặt ở cuối câu 1 trong đoạn trên tạo ý gì?
A.Cầu khiến B.Nêu điều thắc mắc, nghi vấn C.Khẳng định D.Cảm xúc
10.Nhà văn gửi gắm điều gì qua suy ngẫm của Nhĩ?
A.Hãy trân trọng những gì gần gũi,bình dị xung quanh mình
B.Hãy sống khẩn trương có ích, đừng chùng chình vô bổ.
C.Cả hai đáp án đều đúng.
II.Tự luận
1.Cho câu: “ Với “Bến quê”, tác giả đã thức tỉnh mọi người hãy trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị,gần gũi của cuộc sống xung quanh mình”. Hãy viết một đoạn văn ngắn tù 8-11 câu theo đoạn diễn dịch để làm rõ nhận xét trên.( đoạn có sử dụng thành phần tình thái, cảm thán)
2. Với ngôn ngữ bình dị mà cô đọng, những hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, bài thơ “ Viếng lăng Bác” không chỉ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ mà còn là tấm lòng của hàng triệu triệu con người Việt Nam đối với Bác Hồ. Khi vào lăng viếng Bác.
Bằng việc phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác”, hãy làm rõ ý kiến trên.
3.Hãy kể tên hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau cùng viết về đề tài ca ngợi Bác.Nêu rõ tên tác phẩm và tác giả
-----------Hết---------
( Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Khả Đống
Dung lượng: 24,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)