DE KIEM TRA HK I SINH 8

Chia sẻ bởi Lê Đình San | Ngày 15/10/2018 | 67

Chia sẻ tài liệu: DE KIEM TRA HK I SINH 8 thuộc Sinh học 8

Nội dung tài liệu:


MA TRẬN ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Sinh học 8

Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao

Nhìn chung về cơ thể người



Giải thích được tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

10%=1đ



10%=1đ

Hệ tuần hoàn

Hiểu được cách sơ cứu cầm máu ở từng bộ phận của cơ thể.



40%=4đ

40%=4đ



Hệ vận động
Nêu được khái niệm hô hấp, các giai đoạn hô hấp và ý nghĩa của nó.




25%=2,5đ
25%=2,5đ




Hệ tiêu hoá


Phân biệt được sự khác nhau cơ bản trong tiêu hoá ở dạ dày và ở ruột non
Vận dụng giải thích câu nói: “Nhai kĩ no lâu”

25%=2,5đ


20%=2đ
5%=0,5đ

Tổng
4 câu
100%=10đ

1 câu
25%= 2,5đ

1 câu
40%=4đ

0,5 câu
20%=2đ

1,5 câu
15%=1,5đ

Chú thích: đề thi tự luận 100% gồm 4 câu
Cấu trúc đề: +Nhận biết: 25%
+ Thông hiểu: 40%
+ Vận dụng thấp:20%
+ Vận dụng cao 15%







PHÒNG GD & ĐT A LƯỚI
TRƯỜNG TH & THCS HỒNG THỦY
ĐỀ ĐỀ XUẤT KIỂM TRA HỌC KỲ I
(NĂM HỌC 2016-2017)
MÔN: SINH HỌC 8
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian chép đề)



Câu 1 (2,5điểm)
Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Hô hấp có liên quan như thế nào đến các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
Câu2(4 điểm)
Khi chảy máu mao mạch và tĩnh mạch cần tiến hành sơ cứu cầm máu như thế nào? Nếu chảy máu động mạch không phải ở tay (chân) thì làm thế nào?
Câu 3 (2,5 điểm )
a.Sự tiêu hoá thức ăn trong dạ dày và ở ruột non có điểm khác nhau cơ bản nào?
b. Vì sao nói: “ Nhai kĩ no lâu”?
Câu 4 (1điểm)
Vì sao nói tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?


……………………………… Hết …………………………………..


Giáo viên ra đề





Lê Đình San













HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN SINH HỌC 8

Câu
Nội dung
Điểm

1
-Hô hấp là quá trình cung cấp oxi cho tế bào cơ thể và thải khí các bon nic ra ngoài cơ thể.
Hô hấp gồm 3 giai đoạn :Sự thở, trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào.
Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào, tham gia vào phản ứng oxi hoá các hợp chất hữu cơ tạo năng lượng(ATP) cần cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể, đồng thời loại thải cacbonic ra ngoài cơ thể.
1

0,5

1

2
Các bước tiến hành khi sơ cứu cầm máu khi chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:
Bước 1: Dùng nhón tay cái bịt chặt vết thương trong vài phút (tới khi máu không chảy ra nữa).
Bước 2: Sát trùng vết thương bằng cồn i ốt.
Bước 3: Băng vết thương:
- Nếu vết thương nhỏ thì dùng băng dán thuốc dán vào.
- Nếu vết thương lớn thì cho ít bông vào hai miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại.
Chú ý: Nếu sau khi băng mà vết thương vẫn chảy máu thì cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
* Nếu chảy máu động mạch không phải ở tay (chân) chỉ dùng phương pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương , nhưng về phía tim.


0,75

0,5

0,5
0,75

0,5

1

3
a. Điểm khác cơ bản giữa tiêu hoá ở dạ dày và ở ruột non là:



Tiêu hoá ở dạ dày
Tiêu hoá ở ruột non



-Biến đổi lí học là cơ bản( Thức ăn được nghiền nhỏ thấm đều dịch vị....)
-Biến đổi hoá học chỉ là bước đầu không đáng kể(chỉ có Prôtêin biến đổi từ dạng chuỗi dài thành dạng chuỗi ngắn)
-Biến đổi lí học là không đáng kể(tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đình San
Dung lượng: 68,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)