Đề kiểm tra HK I Ngữ văn 8-Đề 1

Chia sẻ bởi Võ Minh Hôn | Ngày 11/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra HK I Ngữ văn 8-Đề 1 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : NGỮ VĂN 8
Thời gian : 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm):
Chọn và chỉ ghi một trong các chữ cái A, B, C, D đứng trước kết quả đúng vào bài làm (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
1.1: Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết bằng thể loại:
A. Hồi ký B. Nhật ký
C. Bút ký D. Phóng sự
1.2: Tập hợp từ ngữ được gọi là Trường từ vựng khi các từ trong tập hợp đó:
A. Có cùng từ loại. B. Có cùng chức năng cú pháp chính.
C. Có ít nhất một nét nghĩa chung. D. Có hình thức ngữ âm giống nhau.
1.3: Nhận định nào đúng về nội dung và nghệ thuật của hai câu thơ: “Những kẻ vá trời khi lỡ bước - Gian nan chi kể việc con con”trong bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh ?
Dùng nhân hoá để thể hiện lòng căm thù giặc ngoại xâm của người tù.
Dùng khoa trương để khẳng định khí phách anh hùng và nghị lực của người tù.
Dùng điệp ngữ để nhấn mạnh khao khát tự do của người tù.
Dùng điệp ngữ để nhấn mạnh ước mong thay đổi vận nước của người có chí lớn.
1.4: Có thể đưa yếu tố miêu tả vào trong văn bản tự sự dưới hình thức :
Miêu tả càng nhiều chi tiết càng tốt.
Miêu tả ở mọi sự việc.
Miêu tả bằng một vài từ ngữ thật đắt.
Miêu tả hợp lý, như: ngoại hình, tính cách nhân vật; khung cảnh; hành động của nhân vật...
1.5: Tâm sự nào được Tản Đà gửi gắm trong hai câu thơ:
Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,
Trần thế em nay chán nửa rồi !
A. Buồn chán, bất hoà với cuộc sống thực tại xấu xa, tầm thường.
B. Đau buồn cho số kiếp khổ đau của con người.
C. Thương cho cảnh nước mất, nhà tan.
D. Buồn cho một nền văn hoá đã mai một.
1.6: Để tránh nói đến nỗi đau lớn của dân tộc khi Bác Hồ qua đời, Tố Hữu đã dùng biện pháp nào trong hai câu thơ:
Thôi đập rồi chăng một trái tim
Đỏ như sao Hoả, sáng sao Kim ?
A. Nói quá B. Nhân hóa
C. Nói giảm nói tránh D. So sánh

Câu 2 (0,5 điểm):
Điền từ ngữ còn thiếu vào chỗ trống:
Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri đủ chứng tỏ truyện được xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, kết cấu ………..………………….gây hứng thú và làm cho chúng ta rung cảm trước ……………………………… giữa những con người nghèo khổ.

II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 1 (3 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn từ 10 - 12 dòng nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
Câu 2 (5 điểm):
Thuyết minh về một đồ dùng trong sinh hoạt.

------------------------------- Hết --------------------------------




































HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Trắc nghiệm (2 điểm):
Câu 1 (1,5 đ): Mỗi câu đúng được 0,25 đ/câu
1.1- A 1.2- C 1.3- B 1.4- D 1.5- A 1.6- C
Câu 2 (0,5 đ):
Điền đúng vị trí mỗi từ được 0,25 đ: “Đảo ngược tình huống hai lần, tình yêu thương cao cả”
II. Tự luận (8 điểm):
Câu 1 (3đ)
HS viết được đoạn văn thể hiện sự cảm nhận và tình cảm của mình về vẻ đẹp của chị Dậu. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, khuyến khích sự sáng tạo trong cách thể hiện, miễn là có đủ các ý sau:
a) Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu (1.5 đ)
Yêu thương chồng con, hết lòng vì chồng
Khôn khéo, mềm mỏng khi đối mặt với bọn tay sai hung hãn.
Sức sống bất diệt và sức phản kháng mạnh mẽ trước sự áp bức, đè nén
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Hôn
Dung lượng: 68,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)