Đề kiểm tra định kì tuần 27 năm học 2012 - 2013
Chia sẻ bởi Hà Thị Thu Hà |
Ngày 12/10/2018 |
16
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra định kì tuần 27 năm học 2012 - 2013 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Năm học 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Phần thơ)
Tuần 27- Tiết 129 (Kiểm tra văn phần thơ)
Thời gian làm bài: 45 phút
I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu sau:
Câu 1. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải được sáng tác trong giai đoạn nào?
A. 1930 -1945 C. 1954 - 1975
B. 1945 - 1954 D. 1975 - 2000
Câu 2. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết giống với thể thơ của bài thơ nào sau đây?
A. Đồng chí C. Bếp lửa
B. Ánh trăng D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Câu 3. Ý nào sau đây nhận xét đúng về bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương?
A. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rạo rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm.
B. Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo.
C. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm, lời thơ giản dị.
D. Thể thơ tự do, hình thức đối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng.
Câu 4. Nhà thơ Hữu Thỉnh trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê về mùa thu. Đúng hay sai ?
A. Sai B. Đúng
Câu 5. Hình ảnh “mây và sóng” mang hàm ý diễn đạt nào?
A. Vẻ đẹp của thiên nhiên C. Niềm vui lang thang
B. Thế giới hư ảo D. Những thú vui dễ lung lạc lòng người.
Câu 6. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào trong hai câu thơ:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
A. So sánh C. Điệp từ
B. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Câu 7. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 8. Qua bài thơ “Nói với con”, nhà thơ Y Phương muốn gửi gắm điều gì?
A. Tình yêu quê hương sâu lặng.
B. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người.
C. Niềm tự hào về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của quê hương.
D. Cả A, B, C.
II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Nêu và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Sang thu, Hữu Thỉnh)
Câu 2. (6,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (8 - 10 câu) trình bày cảm nhận của em về ước nguyện chân thành và tha thiết của nhà thơ Thanh Hải trong bài “ Mùa xuân nho nhỏ”.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Phần thơ)
Tuần 27- Tiết 129 (Kiểm tra văn phần thơ)
I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
B
C
B
D
B
A
D
II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Chỉ ra được biện pháp tu từ: ẩn dụ
Phân tích đảm bảo được các ý:
+ ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu.
+ Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm : những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuọc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải)
Câu 2: (6,0 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau:
* Hình thức (2,0 điểm)
- Đúng cấu trúc đọan văn, đủ số câu quy định.
- Câu văn diễn đạt mạch
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Thu Hà
Dung lượng: 107,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)