Đề kiểm tra định kì tuần 22 - năm học 2012 - 2013
Chia sẻ bởi Hà Thị Thu Hà |
Ngày 12/10/2018 |
13
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra định kì tuần 22 - năm học 2012 - 2013 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
Năm học 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 (Phần Tập làm văn)
Tuần 22 - Tiết 104 + 105: Viết bài Tập làm văn số 5
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ SỐ 1:
I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu sau:
Câu 1: Văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm không đề cập đến nội dung gì?
A. Ý nghĩa của việc đọc sách. C. Phương pháp đọc sách có hiệu quả
B. Các loại sách cần để đọc. D. Những thư viện nổi tiếng trên thế giới.
Câu 2: Ý nào nói đúng nhất sức thuyết phục của văn bản trên?
A. Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động.
B. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh.
C. Sử dụng phép so sánh và nhân hoá.
D. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ.
Câu 3: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?
A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.
B. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội.
C. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, khẳng định công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.
D. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ.
Câu 4: Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ ?
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
B. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
Câu 5: Dấu hiệu để phân biệt giữa chủ ngữ và khởi ngữ là việc có thể thêm những quan hệ từ “về, đối với” vào trước từ hoặc cụm từ đó. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 6: Thành phần biệt lập của câu là gì?
A. Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.
B. Bộ phận đứng trước chủ ngữ, nêu sự việc được nói tới của câu.
C. Bộ phận tách khỏi chủ ngữ và vị ngữ, chỉ thời gian, địa điểm … được nói tới trong câu.
D. Bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ.
Câu 7: Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau:
“ ........................... là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích”.
A. Giả thiết C. Đối chiếu
B. So sánh D. Tổng hợp
Câu 8: Nghi luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm) Viết một đoạn văn diễn dịch (từ 5 - 7 câu) nêu suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc đọc sách, trong đó có sử dụng khởi ngữ.
Câu 2: (6,0 điểm) Nêu suy nghĩ của em về vấn đề ô nhiễm môi trường ở thị trấn Cát Hải.
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Tuần 22 - Tiết 104 + 105
ĐỀ SỐ 1:
I. Trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
D
A
C
D
A
A
D
A
II. Tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a) Nội dung: Nêu được suy nghĩ của bản thân về tầm quan trọng của việc đọc sách.
b) Hình thức:
- Đúng cấu trúc đoạn văn diễn dịch.
- Đủ số câu, sử dụng được thành phần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Thu Hà
Dung lượng: 94,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)