Đề kiểm tra định kì Tuần 16- Tiết 77+78
Chia sẻ bởi Hà Thị Thu Hà |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra định kì Tuần 16- Tiết 77+78 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
Năm học: 2012 - 2013
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9
Tuần 16 - Tiết 76+77: (Kiểm tra thơ và truyện hiện đại)
Thời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ SỐ 1:
I. TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
Lựa chọn đáp án đúng cho các câu sau:
Câu 1. Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào thời kì nào?
A. Trước Cách mạng tháng Tám C. Trong kháng chiến chống Pháp
B. Trong kháng chiến chống Mĩ D. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975
Câu 2. Hai tác phẩm “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” giống nhau ở điểm nào?
Cùng viết về đề tài người lính.
Cùng viết theo thể thơ tự do.
Cùng nói lên sự hi sinh của những người lính.
Cả A và B đều đúng.
Câu 3. Có người cho rằng, giống như bài thơ “Đồng chí“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cũng khai thác cái đẹp và chất thơ trong cái bình dị, bình thường của đời sống chiến tranh. Đúng hay sai?
A. Sai B. Đúng
Câu 4. Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận là gì?
A. Cảm hứng về lao động C. Cảm hứng về chiến tranh
B. Cảm hứng về thiên nhiên D. Cả A và B đều đúng
Câu 5. Hai câu thơ sau sử dụng những phép tu từ nào?
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”.
A. So sánh và nhân hóa C. Ẩn dụ và hoán dụ
B. Nói quá và liệt kê D. Chơi chữ và điệp từ
Câu 6. Bài thơ “Bếp lửa” là sự hồi tưởng lại những kỉ niệm tuổi thơ về người bà và tình bà cháu của nhà thơ. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 7. Loại dấu câu nào được sử dụng trong lời đối thoại ?
A. Dấu ngoặc đơn. C. Dấu ngoặc kép.
B. Dấu gạch ngang. D. Dấu hai chấm.
Câu 8. Yếu tố chủ yếu có ở cả trong thơ và truyện hiện đại là gì?
A. Tự sự và miêu tả C. Miêu tả và biểu cảm
B. Biểu cảm và lập luận D. Cả A, C
II. TỰ LUẬN: (8,0 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Tóm tắt cốt truyện của đoạn trích “Chiếc lược ngà” trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Câu 2: (6 điểm)
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN NGỮ VĂN 9
Tuần 16- Tiết 76+ 77
ĐỀ SỐ 1
I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm )
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ (8 x 0,25 = 2,0 đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
D
B
D
A
A
B
D
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Đảm bảo những tình tiết chính và đúng mạch lạc câu chuyện:
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến.
- Mãi đến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà.
- Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết.
- Em đối xử với ba như người xa lạ.
- Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.
- Ở khu căn cứ ông Sáu dồn hết tình cảm vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con gái.
- Trong một trận càn ông hi sinh; trước lúc nhắm mắt ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.
Câu 2: (6 điểm)
* Hình thức:
- Đảm bảo bố cục 3 phần.
- Đúng thể loại nghị luận.
- Diễn đạt lưu loát, trình bày khoa học
* Nội dung: Trình bày bài theo bố cục sau:
1/ Mở bài: - Giới thiệu về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hà Thị Thu Hà
Dung lượng: 106,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)