Đề kiểm tra định kì Tuần 15- Tiết 60

Chia sẻ bởi Hà Thị Thu Hà | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra định kì Tuần 15- Tiết 60 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÁT HẢI
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÁT HẢI
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Năm học: 2012 – 2013


MÔN NGỮ VĂN ( PHẦN TIẾNG VIỆT) - LỚP 8
TUẦN 15 - TIẾT 60
Thời gian làm bài : 45 phút

ĐỀ SỐ 1:
I. Trắc nghiệm: (2,0 đ)
Hãy chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau:
Câu 1. Văn bản “Bài toán dân số” được viết theo phương thức nào?
A. Lập luận kết hợp với tự sự . B. Lập luận kết hợp với thuyết minh.
C. Lập luận kết hợp với miêu tả. D. Lập luận kết hợp với biểu cảm.
Câu 2. Dòng nào nói đúng nhất trình tự các bước tiến hành khi thuyết minh đặc điểm một thể loại văn học hay một văn bản cụ thể ?
A. Quan sát, nhận xét, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
B. Nhận xét, quan sát, sau đó khái quát thành những đặc điểm.
C. Khái quát thành những đặc điểm rồi quan sát, nhận xét.
D. Quan sát, khái quát thành những đặc điểm rồi nhận xét
Câu 3. Dấu hai chấm trong ví dụ sau dùng để làm gì ?
Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự vật đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại : cả một thời quá khứ dài dằng dặc của chiếc lá trên cành không bằng một vài giây bay lượn , nếu sự bay lượn ấy có vẻ đẹp nên thơ.
(Khái Hưng, Lá rụng)
A. Đánh dấu (báo trước) phần bổ sung cho phần trước nó.
B. Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho phần trước nó.
C . Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
D. Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại .
Câu 4. Dòng nào dưới đây nói đúng nhất các lỗi về dấu câu cần tránh khi viết câu ?
A. Thiếu dấu ngắt câu hoặc dùng dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
B. Thiếu dấu câu thích hợp để ngắt các bộ phận của câu khi cần thiết.
C.Lẫn lộn công dụng của các dấu câu với nhau.
D. Cả A,B,C.
Câu 5. Những từ: xách, ra tay, đập bể, đánh tan - là từ loại nào ?
A. Danh từ. B. Tính từ . C. Động từ. D. Số từ.
Câu 6. Từ bao hàm các từ sau: hồi hộp, lo lắng, vui mừng, sợ sệt.
A. Tình cảm . B. Tình huống. C. Cảm xúc. D. Bất ngờ.
Câu 7. Các câu: Mợ ơi ! Mợ ơi ! Mợ ơi ! là kiểu câu nào ?
A. Câu đặc biệt B. Câu ghép C. Câu rút gọn D. Câu đơn.
Câu 8. Từ thích hợp liên kết hai đoạn văn sau là từ nào ?
“Hiện nay, thói ích kỷ, tham lam vẫn còn tồn tại nặng nề, tình trạng sống mòn chưa chấm dứt và miếng ăn té ra vẫn khiến nhiều người không sao giữ nổi nhân cách, nhân phẩm.
..., những vấn đề tác phẩm Nam Cao đặt ra, nói riêng xung quanh cái đói và miếng ăn, vẫn còn mang nguyên vẹn tính thời sự nóng hổi
A. Tuy nhiên B. Hơn nữa C. Vì vậy D. Mặt khác
II. Tự luận: (8,0 đ)
Câu 1. (2,0 đ) Đặt hai câu ghép với các cặp từ hô ứng sau: Vừa...đã; càng...càng.
Câu 2. (6,0 đ) Viết đoạn văn (độ dài từ 6 - 8 câu) giới thiệu về cây chuối có sử dụng câu ghép và dấu hai chấm.



MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: NGỮ VĂN (PHẦN TIẾNG VIỆT) - LỚP 8 (ĐỀ 1)
TUẦN 15 - TIẾT 60

Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng


TN
TL
TN
TL
Thấp
Cao


 Văn

Bài toán dân số



C1=0,25



1


Tiếng Việt
Dấu hai chấm


C3=0,25



1


Dấu câu
C4=0,25





1


Từ loại
C5=0,25





1


Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
C6=0,25





1


Câu đặc biệt
C7=0,25





1


Đặt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thị Thu Hà
Dung lượng: 115,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)