đề kiểm tra định kì cuối kì 2 tiếng việt lớp 3
Chia sẻ bởi Thái Thị Thảo |
Ngày 09/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: đề kiểm tra định kì cuối kì 2 tiếng việt lớp 3 thuộc Tập đọc 3
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II.
MÔN TIẾNG VIỆT
A/ Kiểm tra đọc:
I.Đọc thành tiếng: (6 điểm)
* Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
1/Bài: Cuộc chạy đua trong rừng - Sgk/80
Đoạn 1: Từ “Ngày mai... vô địch”
Đoạn 2: Từ “Tiếng hô... lời cha dặn”
2/Bài: Buổi học thể dục SGK/ 89; 90
Đoạn 1: Từ “Hôm nay ... mộng non”
Đoạn 2: Từ “Đến lượt Nen – li ... cố lên”
3/Bài: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua - Sgk/ 98
Đoạn 1: Từ “Hôm ấy ... Hồ Chí Minh”
Đoạn 2: Từ “ Hóa ra ... trò chơi gì ?”
4/Bài: Người đi săn và con vượn Sgk/113
Đoạn 1: Từ “Ngày xưa ... khắp ngực”
Đoạn 2: Từ “Bỗng vượn mẹ . . . đi săn nữa”
5/ Bài : Cóc kiện trời – Sgk/122
Đoạn 1: Từ “Ngày xưa ... ở hai bên”
Đoạn 2: Từ “ Trời túng thế . . . trời đổ mưa”
6/ Bài : Sự tích chú Cuội cùng cung trăng - Sgk/131
Đoạn 1: Từ “Từ khi . . . như thường”
Đoạn 2: Từ “Một lần . . . cây thuốc quý”
II.Đọc thầm và làm bài tập.( 4 điểm)
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy !
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo VŨ TÚ NAM
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1/ Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?
a. Vào mùa hoa.
b. Vào mùa xuân.
c. Vào 2 mùa kế tiếp nhau.
2/ Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ?
a. Cây gạo.
b. Cây gạo, chim chóc.
c. Cây gạo, chim chóc, con đò.
3/ Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào ?
a/ Nói với cây gạo như nói với người.
b/ Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c/ Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
4/ Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì ?” trong câu sau :
Cây gạo đứng im, cao lớn, hiền lành để làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
B/Kiểm tra viết:
1/ Viết chính tả (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết (thời gian 15 phút)
Con cò
Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất.
Theo ĐINH GIA TRINH
2/ Tập làm văn (5 điểm)
Đề: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
_____________________
THANG ĐIỂM CHẤM.
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII. HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 70 tiếng/phút).
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm
(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai
MÔN TIẾNG VIỆT
A/ Kiểm tra đọc:
I.Đọc thành tiếng: (6 điểm)
* Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.
1/Bài: Cuộc chạy đua trong rừng - Sgk/80
Đoạn 1: Từ “Ngày mai... vô địch”
Đoạn 2: Từ “Tiếng hô... lời cha dặn”
2/Bài: Buổi học thể dục SGK/ 89; 90
Đoạn 1: Từ “Hôm nay ... mộng non”
Đoạn 2: Từ “Đến lượt Nen – li ... cố lên”
3/Bài: Gặp gỡ ở Lúc-xăm-bua - Sgk/ 98
Đoạn 1: Từ “Hôm ấy ... Hồ Chí Minh”
Đoạn 2: Từ “ Hóa ra ... trò chơi gì ?”
4/Bài: Người đi săn và con vượn Sgk/113
Đoạn 1: Từ “Ngày xưa ... khắp ngực”
Đoạn 2: Từ “Bỗng vượn mẹ . . . đi săn nữa”
5/ Bài : Cóc kiện trời – Sgk/122
Đoạn 1: Từ “Ngày xưa ... ở hai bên”
Đoạn 2: Từ “ Trời túng thế . . . trời đổ mưa”
6/ Bài : Sự tích chú Cuội cùng cung trăng - Sgk/131
Đoạn 1: Từ “Từ khi . . . như thường”
Đoạn 2: Từ “Một lần . . . cây thuốc quý”
II.Đọc thầm và làm bài tập.( 4 điểm)
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy !
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Theo VŨ TÚ NAM
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1/ Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào ?
a. Vào mùa hoa.
b. Vào mùa xuân.
c. Vào 2 mùa kế tiếp nhau.
2/ Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa ?
a. Cây gạo.
b. Cây gạo, chim chóc.
c. Cây gạo, chim chóc, con đò.
3/ Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim”, tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào ?
a/ Nói với cây gạo như nói với người.
b/ Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người.
c/ Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo.
4/ Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì ?” trong câu sau :
Cây gạo đứng im, cao lớn, hiền lành để làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
B/Kiểm tra viết:
1/ Viết chính tả (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết (thời gian 15 phút)
Con cò
Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất.
Theo ĐINH GIA TRINH
2/ Tập làm văn (5 điểm)
Đề: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
_____________________
THANG ĐIỂM CHẤM.
1. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
- Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 70 tiếng/phút); trả lời được 1 CH về nội dung bài đọc, thuộc được 2-3 đoạn (bài) thơ đã học ở HKII. HS khá, giỏi đọc tương đối lưu loát (tốc độ trên 70 tiếng/phút).
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 3 điểm
(Đọc sai dưới 3 tiếng: 2,5 điểm; đọc sai
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thái Thị Thảo
Dung lượng: 35,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)