Đề kiểm tra cuối năm

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyền | Ngày 08/05/2019 | 31

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra cuối năm thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

trường thcs nghĩa Lạc
Phòng giáo dục và đào tạo nghĩa hưng
Môn: Ngữ Văn 9
Ma trận thiết kế đề kiểm tra
Nội dung
Câu 1
0.5
Câu 2
0.5
Nghệ thuật
Câu 3
0.5
Dấu câu
Câu 4
0.5
Viết đoạn văn
Câu 5
3
Nghị luận về
một nhân vật
trong tác phẩm
văn học
Câu 6
5
Tổng số câu
Tổng số điểm
1
0.5
3
1.5
1
3
1
5
6
10
Đề Kiểm tra chất lượng cuối năm
Trắc nghiệm khách quan :
Đọc đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất.
"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ."
(Kim Lân- Làng)
Câu 1: Tác phẩm "Làng" được sáng tác trong thời kì nào?
A. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
B. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
C. Thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp.
D. Thời kì cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
I. Trắc nghiệm khách quan
"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu . "
(Kim Lân- Làng)

Câu 2. Đoạn văn trên miêu tả tâm trạng ông Hai khi nào?


B. Khi ông Hai từ chỗ nghe tin dữ trở về nhà.

C. Khi ông Hai được bà chủ nhà báo tin không cho ở nhờ.

D. Khi ông Hai thủ thỉ trò chuyện với thằng con út.
A. Khi nghe người đàn bà ẵm con nói làng Chợ Dầu theo giặc
I. Trắc nghiệm khách quan
"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ."
(Kim Lân- Làng)
Câu 3: Nét đặc sắc trong cách miêu tả tâm trạng nhân vật ở đoạn văn trên là gì?

A. Miêu tả tâm trạng nhân vật bằng độc thoại nội tâm.

B. Miêu tả tâm trạng nhân vật trực tiếp qua hành động.

C. Miêu tả tâm trạng nhân vật qua nhân vật khác.

D. Miêu tả tâm trạng nhân vật một cách rất tinh tế.
I. Trắc nghiệm khách quan
"Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ."
(Kim Lân- Làng)
Câu 4. Dấu ba chấm đặt ở cuối đoạn văn trên diễn tả điều gì?

A. Nỗi nghẹn ngào của ông Hai.

B. Còn điều ông chưa nói hết.

C. Ông quá đau khổ.

D. Ông không muốn nói nữa.
II> Tự luận.
Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 8 câu theo cách lập luận Tổng - phân - hợp để nêu suy nghĩ của em về hai câu thơ cuối bài
" Sang thu" của Hữu Thỉnh:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Câu 2: Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn " Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.
Đáp án và biểu điểm
Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng 0.5 điểm.

II. Tự luận (8 điểm).
Câu 1 (3 điểm):
Yêu cầu đoạn văn phải viết theo cách Tổng - phân - hợp với bố cục 3 phần: Mở đoạn; thân đoạn; kết đoạn.
Câu mở đoạn: Là câu khái quát nội dung khổ thơ chứa 2 câu thơ.
- Thân đoạn: Cần trình bày được cách hiểu 2 câu thơ cả về nghĩa cụ thể và nghĩa ẩn dụ.
+ Tầng nghĩa thứ nhất ( Nghĩa cụ thể) diễn tả ý: sang thu, mưa ít, sấm cũng bớt. Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên
+ Tầng nghĩa thứ hai (Nghĩa ẩn dụ): Suy ngẫm của nhà thơ về dân tộc, về con người khi đã từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời.
- Kết đoạn: Là một câu chốt lại toàn bộ vấn đề
Các mức điểm:
+ Điểm 2 - 3: Bố cục hợp lý, đầy đủ nội dung, diễn đạt trôi chảy và có sức gợi.
+ Điẻm 1: Đảm bảo yêu cầu về nội dung cơ bản
+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn
Câu 2 ( 5 điểm):
- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm
- Dẫn dắt để giới thiệu nhân vật anh thanh niên.
1. Mở bài : ( 0,5 điểm)
Các mức điểm:
+ Điểm 0,5 : Làm tốt theo yêu cầu
+ Điểm 0,25 : Có phần mở bài nhưng chưa đạt yêu cầu
+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn
2. Thân bài (4 điểm):
a. Khái quát ngắn gọn nội dung tác phẩm (khoảng 4-5 dòng). (0,5 đ)
b. Lần lượt nêu và trình bày rõ được hệ thống luận điểm sau ( 3 đ)
- Luận điểm xuất phát: Anh thanh niên luôn "lặng lẽ" vượt lên hoàn cảnh âm thầm cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước khiến mỗi chúng ta càng trân trọng và cảm phục . ( 0.5đ)
- Luận điểm 2: Công việc khó khăn và đặc biệt... (0,5đ)
Luận điểm 3: Những vẻ đẹp trong tính cách của anh thanh niên. (1đ)
+ Là con người sống có lý tưởng.
+ Là con người sống có tinh thần trách nhiệm cao trong cuộc sống sinh hoạt và trong công việc.
+ Là con người cởi mở chân thành và rất coi trọng tình cảm, luôn "thèm" người quanh năm suốt tháng.
+ Là con người sống rất khiêm tốn.
+ Là con người sống có phần lãng mạn.
Luận điểm kết luận: Anh thanh niên chính là nhân vật tượng trưng đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam đang ngày đêm đem sức lực trí tuệ để cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước. ( 0,5đ)
c, Đánh giá về thành công nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác phẩm: (1đ)
Thủ pháp nghệ thuật dùng những suy nghĩ và cảm xúc của các nhân vật phụ để làm nổi bật đặc điểm nhân vật chính.
Xây dựng được tình huống truyện hợp lí và độc đáo.
Kết hợp khéo léo , tài tình giữa tự sự, trữ tình với bình luận
Tác dụng: Làm nổi bật chủ đề của tác phẩm và hình ảnh nhân vật chính( anh thanh niên )
3. Kết luận (0,5 điểm):
Khẳng định lại vấn đề và rút ra bài học cho bản thân.

Các mức điểm:
+ Điểm 0,5 : Làm tốt theo yêu cầu
+ Điểm 0,25 : Có phần kết bài nhưng chưa đạt yêu cầu
+ Điểm 0: Không làm hoặc làm sai hoàn toàn
Chú ý
1, Điểm trừ ( áp dụng đối với câu 1, câu 2 - II):
Sai từ 7 đến 10 lỗi câu, từ, chính tả trừ 0,5 đ.
Sai quá 10 lỗi trừ 1 đ
2, Điểm toàn bài được làm tròn theo nguyên tắc:
0,25 làm tròn thành 0,5
0,75 làm tròn thành 1,0
0,5 giữ nguyên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)