Đề Kiểm tra cuối kỳ 2_Tiếng Việt lớp 2
Chia sẻ bởi Lê Trung Chánh |
Ngày 09/10/2018 |
66
Chia sẻ tài liệu: Đề Kiểm tra cuối kỳ 2_Tiếng Việt lớp 2 thuộc Tập đọc 2
Nội dung tài liệu:
Trường : ............................................ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Lớp : ....................................... Môn: Tiếng Việt- Khối 2
Họ và tên : .................................... Năm học: 2013 – 2014
Thời gian: 60 phút.
Điểm
Đọc TT…….
Đọc thầm…..
Viết……..
Lời phê của GV
GV coi:…………………….
GV chấm:………………….
I/ Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1/ Đọc thành tiếng: (6 điểm)
2/ Đọc thầm: (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Bóp nát quả cam” SGK Tiếng Việt 2
Tập 2, trang 124. Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau đây.
Bóp nát quả cam
Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ thần ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng. Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng xin “đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính ngả chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản cảm ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát tự bao giờ.
Theo NGUYỄN HUY TƯỞNG
Câu 1 / Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
a. Muốn xâm chiếm nước ta.
b. Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước khác.
c. Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
Câu 2/ Nhà vua ban tặng cho Quốc Toản quả gì?
a. Quả bưởi.
b. Quả cam.
c. Quả quýt.
Câu 3/ Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?
a. Vì nhà Vua yêu mến Trần Quốc Toản.
b. Vì Trần Quốc Toản là người tuổi trẻ tài cao.
c. Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc nước.
Câu 4/ Bộ phận in đậm trong câu sau : “Trần Quốc Toản xin gặp vua để được nói hai tiếng xin đánh” trả lời cho câu hỏi.
Vì sao?
Để làm gì?
Như thế nào?
II / Kiểm tra viết: (10 điểm)
1 / Chính tả nghe – viết (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Cây và hoa bên lăng Bác” SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 111 ( Đoạn từ “Sau lăng …………đến tỏa hương ngào ngạt”).
2 / Tập làm văn. ( 5 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về ảnh Bác Hồ .
* Gợi ý:
Ảnh Bác được treo ở đâu?
Trông Bác như thế nào? ( râu tóc, vầng trán, đôi mắt, ...)
Em muốn hứa với Bác điều gì?
Bài làm
Lớp : ....................................... Môn: Tiếng Việt- Khối 2
Họ và tên : .................................... Năm học: 2013 – 2014
Thời gian: 60 phút.
Điểm
Đọc TT…….
Đọc thầm…..
Viết……..
Lời phê của GV
GV coi:…………………….
GV chấm:………………….
I/ Kiểm tra đọc: (10 điểm)
1/ Đọc thành tiếng: (6 điểm)
2/ Đọc thầm: (4 điểm)
Giáo viên cho học sinh đọc thầm bài “Bóp nát quả cam” SGK Tiếng Việt 2
Tập 2, trang 124. Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau đây.
Bóp nát quả cam
Giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ thần ngang ngược đủ điều, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước ở dưới thuyền rồng. Quốc Toản quyết đợi gặp Vua để nói hai tiếng xin “đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, vẫn không được gặp, cậu bèn liều chết xô mấy người lính ngả chúi, xăm xăm xuống bến. Quân lính ập đến vây kín. Quốc Toản mặt đỏ bừng bừng, tuốt gươm, quát lớn:
- Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại.
Vừa lúc ấy, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, Vua cùng các vương hầu ra ngoài mui thuyền.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!
Nói xong, cậu tự đặt gươm lên gáy, xin chịu tội.
Vua truyền cho Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn bảo:
Quốc Toản làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng xét thấy em còn trẻ mà đã biết lo việc nước, ta có lời khen.
Nói rồi, Vua ban cho Quốc Toản một quả cam.
Quốc Toản cảm ơn Vua, chân bước lên bờ mà lòng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình, cậu nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.
Thấy Quốc Toản trở ra, mọi người ùa tới. Cậu xòe bàn tay phải cho họ xem cam quý Vua ban. Nhưng quả cam đã nát tự bao giờ.
Theo NGUYỄN HUY TƯỞNG
Câu 1 / Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
a. Muốn xâm chiếm nước ta.
b. Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước khác.
c. Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
Câu 2/ Nhà vua ban tặng cho Quốc Toản quả gì?
a. Quả bưởi.
b. Quả cam.
c. Quả quýt.
Câu 3/ Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?
a. Vì nhà Vua yêu mến Trần Quốc Toản.
b. Vì Trần Quốc Toản là người tuổi trẻ tài cao.
c. Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn trẻ đã biết lo việc nước.
Câu 4/ Bộ phận in đậm trong câu sau : “Trần Quốc Toản xin gặp vua để được nói hai tiếng xin đánh” trả lời cho câu hỏi.
Vì sao?
Để làm gì?
Như thế nào?
II / Kiểm tra viết: (10 điểm)
1 / Chính tả nghe – viết (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “Cây và hoa bên lăng Bác” SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 111 ( Đoạn từ “Sau lăng …………đến tỏa hương ngào ngạt”).
2 / Tập làm văn. ( 5 điểm)
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về ảnh Bác Hồ .
* Gợi ý:
Ảnh Bác được treo ở đâu?
Trông Bác như thế nào? ( râu tóc, vầng trán, đôi mắt, ...)
Em muốn hứa với Bác điều gì?
Bài làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Trung Chánh
Dung lượng: 81,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)