Đề kiểm tra cuối kỳ 2 T. Việt lớp 3

Chia sẻ bởi Trường Tiểu Học Quảng Tiên | Ngày 09/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra cuối kỳ 2 T. Việt lớp 3 thuộc Tập đọc 3

Nội dung tài liệu:

Đề kiểm tra cuối học kì II - Môn Tiếng Việt lớp 3

I.Đọc – hiểu
Em đọc thầm bài : Quà của đồng nội ( Tiếng Việt 3 tập 2/127 , 128 )
Khoanh tròn trước ý trả lời đúng
1.Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến ?
A. Mùi hương thơm của lá sen thoảng trong gió , gợi nhớ đến mùa cốm.
B. Cơn gió thoảng qua
C . Cả hai ý trên
2 . Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào ?
A. Trong cái vỏ xanh của hạt lúa non có một giọt sữa trắng thơm .
B. Hạt lúa non phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ .
C. Cả hai ý trên
3 . Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội ?
A. Vì nó được làm từ lúa.
B. Vì nó mang trong mình tất cả cái mộc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng
lúa .
C. Vì cốm dẻo thơm .
4. Tìm câu có sử dụng phép nhân hóa ?
A. Ngày xưa nước ta có một năm nắng hạn rất lâu .
B. Ruộng đồng khô hạn , cây cỏ trụi trơ .
C. Anh cua bò vào chum nước này .
II. Chính tả: Viết bài “ Nghệ nhân Bát Tràng” ( Tiếng Việt 3 tập II / trang 141)
III.Tập làm văn:
Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) kể về buổi biểu diễn xiếc mà em đã được xem.









Phần I. Đọc hiểu và LTVC: ( 3 điểm )
Bài 1 Đọc bài: " Quà của đồng nội " sách Tiếng Việt 3 tập 2 trang và khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Những dấu hiệu nào báo hiệu mùa cốm sắp đến?
Mùi thơm của những cánh đồng lúa nếp non.
Mùi thơm của lá sen thoảng trong gió.
Mùi thơm của rơm mới.


Hạt lúa non tinh khiết và quý giá như thế nào?
A. Hạt lúa non kết tinh bao tháng ngày vất vả của người trồng lúa.
B. Hạt lúa non là mầm giống tốt.

C. Hạt lúa non mang trong nó giọt sữa thơm phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ, kết tinh các chất quý trong sạch của trời.

Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?
A. Vì quá trình làm ra cốm rất công phu và đặc sắc.

B. Vì cốm chỉ được ở làng quê làm ra.

B. Vì cốm mang trong nó tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng nội.

Qua bài văn, em thấy những người làm cốm là những người như thế nào?
Họ là người nông dân cần cù, chịu khó.
Họ là những người thật khéo léo.
Cả hai ý kiến trên đều đúng.

Bài 2: Đọc khổ thơ sau và gạch chân dưới từ ngữ cho biết tre được nhân hoá.
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bài 3: Điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống thích hợp trong đoạn văn dưới đây.
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử lăng Bác uy nghi mà gần gũi cây và hoa khắp miền về đây tụ hội đâm chồi phô sắc toả ngát hương thơm.
Bài 4: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm:
Ông ngoại đèo tôi tới trường.
 

































* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Dung lượng: 66,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)