Đề kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt theo thông tư 22
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tuấn |
Ngày 09/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra cuối HKI môn Tiếng Việt theo thông tư 22 thuộc Toán học 5
Nội dung tài liệu:
Thứ......................., ngày............tháng 12 năm 2016
Trường Tiểu Học B Vĩnh Hội Đông
Họ và tên : …………………………….
Học sinh lớp: …………………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI
MÔN: ĐỌC THẦM LỚP 5
Năm học 2016 – 2017
(Thời gian làm bài : 40 phút)
ĐIỂM
NHẬN XÉT
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
A. Em hãy đọc thầm bài văn dưới đây từ 5 – 10 phút và trả lời các câu hỏi.
đông con
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.
Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.
THẠCH LAM – Trích ( Nhà mẹ Lê )
Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
Câu 1: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:
a. Ăn đói, mặc rách. b. Nhà cửa xụp.
c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 2: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:
a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn.
c. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói:
a. Bác Lê lười lao động.
b. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau.
c. Bị thiên tai, mất mùa.
d. Gia đình không có ruộng, đông con.
Câu 4: Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên :
a. Chiếc giường cũ nát b. Chiếc nệm mới.
c. Ổ rơm d. 3 ý trên đều đúng
Câu 5: Chủ ngữ trong câu : “mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là:
a. Mùa nực b. Mùa rét
c. Bác ta d. Bác ta phải trở dậy
Câu 6: Trong câu “bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là:
a. Vì b. Gì
c. Làm d. Không
Câu 7: Từ trái nghĩa với cực khổ là:
a. Sung sướng b. Siêng năng.
c. Lười biếng. d. Cực khổ
Câu 8. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
a. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
b. Một làn gió rì rào chạy qua.
c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.
d. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim.
Câu 9. Tìm quan hệ từ (và, mà, nhưng, thì) thích hợp và điền vào chỗ chấm trong câu sau: “Học quả là khó khăn ........... gian khổ”
Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ (tuy, nhưng) :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trường Tiểu Học B Vĩnh Hội Đông
Họ và tên : …………………………….
Học sinh lớp: …………………………
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKI
MÔN: ĐỌC THẦM LỚP 5
Năm học 2016 – 2017
(Thời gian làm bài : 40 phút)
ĐIỂM
NHẬN XÉT
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
A. Em hãy đọc thầm bài văn dưới đây từ 5 – 10 phút và trả lời các câu hỏi.
đông con
Mẹ con bác Lê ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát. Mùa rét thì rải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ, bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa. Thế là cả nhà chịu đói. Mấy đứa nhỏ nhất khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét. Bác Lê ôm lấy con trong ổ rơm lấy cái hơi ấm của mình ấp ủ cho nó.
Hai thằng con lớn thì từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc hay đi mót những bông lúa còn sót lại trong khe ruộng. Thật là sung sướng, nếu chúng đem về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng bác Lê đẩy con ra lấy bó lúa để dưới chân vò nát, vét hột thóc, giã lấy gạo. Rồi một bữa cơm lúc buổi tối giá rét, mẹ con xúm quanh nồi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh.
THẠCH LAM – Trích ( Nhà mẹ Lê )
Hãy khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
Câu 1: Chi tiết nói lên cảnh cơ cực, nghèo đói của gia đình bác Lê là:
a. Ăn đói, mặc rách. b. Nhà cửa xụp.
c. Từ sáng đã ra cánh đồng kiếm con cua, con ốc. d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 2: Nguồn sống của gia đình bác Lê thu nhập từ:
a. Ruộng của nhà bác Lê. b. Đi làm mướn.
c. Đồng lương của bác Lê. d. Đi xin ăn.
Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến gia đình Bác Lê nghèo đói:
a. Bác Lê lười lao động.
b. Các con bác Lê bị tàn tật, ốm đau.
c. Bị thiên tai, mất mùa.
d. Gia đình không có ruộng, đông con.
Câu 4: Vào mùa trở rét thì gia đình bác Lê ngủ trên :
a. Chiếc giường cũ nát b. Chiếc nệm mới.
c. Ổ rơm d. 3 ý trên đều đúng
Câu 5: Chủ ngữ trong câu : “mùa nực cũng như mùa rét, bác ta phải trở dậy đi làm mướn.” là:
a. Mùa nực b. Mùa rét
c. Bác ta d. Bác ta phải trở dậy
Câu 6: Trong câu “bác Lê lo sợ vì không ai mướn làm việc gì nữa” quan hệ từ là:
a. Vì b. Gì
c. Làm d. Không
Câu 7: Từ trái nghĩa với cực khổ là:
a. Sung sướng b. Siêng năng.
c. Lười biếng. d. Cực khổ
Câu 8. Từ in đậm trong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?
a. Những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa bập bùng cháy.
b. Một làn gió rì rào chạy qua.
c. Chú nhái bén nhảy phóc lên lái thuyền lá sòi.
d. Trên các cành cây xung quanh tôi cơ man là chim.
Câu 9. Tìm quan hệ từ (và, mà, nhưng, thì) thích hợp và điền vào chỗ chấm trong câu sau: “Học quả là khó khăn ........... gian khổ”
Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ (tuy, nhưng) :
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tuấn
Dung lượng: 822,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)