Đề kiểm tra BTVH văn 8.9

Chia sẻ bởi Cao Đức Sơn | Ngày 12/10/2018 | 15

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra BTVH văn 8.9 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD ĐT HUYỆN CHƯPRÔNG
TRƯỜNG THCS NGO QUYỀN
HỌ VÀ TÊN: …………………………
LỚP : ……………..SBD……………..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – HỆ BỔ TÚC VĂN HÓA
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90’(Không kể thời gian giao đề)


ĐỀ A.
ĐIỂM




LỜI NHẬN XÉT.

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (5 điểm).
Đọc kĩ phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
“Ngọc không mài , không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy...Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước như thế mà vững yên. Đó thực mới là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người...”
(Trích Ngữ văn 8- Tập hai)
Câu 1: Phần văn bản trên trích từ văn bản nào? Của ai ?
A.Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn. B. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
C.Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi D. Bàn luận về phép học của Nguyễn Thiếp
Câu 2:Phương thức biểu đạt chính ở đoạn văn trên là gì?
A.Tự sự B. Biểu cảm C. Nghị luận D. Thuyết minh
Câu 3: Nội dung chủ yếu của phần văn bản trên là gì?
A. Nêu mục đích chân chính của việc học và các phép học.
B. Nêu mục đích chân chính của việc học và phê phán lối học sai trái.
C. Nếu các phương pháp học.
D. Nêu mục đích chân chính của việc học.
Câu 4. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đọc trích là gì ?
A. Học để có thể mưu cầu danh lợi B. Học để trở thành người có tri thức.
C. Học để biết rõ đạo. D. Học để góp phần làm hưng thịnh đất nước.
Câu 5. Câu: “ Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” thuộc kiểu câu gì? Để thực hiện hành động nói gì ?
A. Trần thuật – Để nhận định B. Cầu khiến – Để ra lệnh
C. Nghi vấn – Để hỏi D. Trần thuật – Để đề nghị
Câu 6. Câu: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” là câu phủ định. Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 7: “ Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi ghi lại sự kiện lịch sử nước ta đánh giặc ngoại xâm nào?
A. Giặc Tống B. Giặc Mông cổ C. Giặc Minh D. Giặc Mãn Thanh
Câu 8: Hịch thường được người ta viết khi nào?
A. Khi đất nước có giặc ngoại xâm. C. Khi đất nước thanh bình.
B. Khi đất nước phồn vinh. D. Khi đất nước vừa kết thúc.
Câu 9: Câu văn: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu” (Nhớ rừng)là kiểu câu nào sau đây?
Câu phủ định C. Câu cảm thán
Câu khẳng định D. Câu nghi vấn.
Câu 10: Văn bản thuyết minh có đặc điểm nào sau đây ?
A. Tính chủ quan, cảm xúc C. Tính hành chính, công thức
B. Tính khách quan, chính xác D. Tính hình tượng, sáng tạo



































PHÒNG GD ĐT HUYỆN CHƯPRÔNG
TRƯỜNG THCS NGO QUYỀN
HỌ VÀ TÊN: …………………………
LỚP : ……………..SBD……………..
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – HỆ BỔ TÚC VĂN HÓA
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài: 90’(Không kể thời gian giao đề)


ĐỀ B
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Đức Sơn
Dung lượng: 90,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)