Đề Kiểm tra 8 tuần HKI Văn 9(đề 2)
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa |
Ngày 12/10/2018 |
18
Chia sẻ tài liệu: Đề Kiểm tra 8 tuần HKI Văn 9(đề 2) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút ( không kể giao đề) GV ra đề : Đỗ Thị Hoa – Trường THCS Đinh Xá
ĐỀ BÀI :
Câu 1: (2 điểm) a.Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp ?
b. Chuyển câu văn có lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp :
Sáng hôm qua Lan khoe với tôi: “ Mẹ mình mới mua cho mình bộ sách giáo khoa lớp 9”
Câu 2: ( 3 điểm ) a. Chép thuộc lòng 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. b. Trình bày cảm nhận của em về khung cảnh ngày xuân trong bốn câu thơ trên.
Câu 3: ( 5 điểm )
Giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm) a) HS nêu được khái niệm về Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
(1 đ), mỗi ý 0,5 điểm.
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
b) Chuyển câu văn có lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ( 1 đ)
Sáng hôm qua, Lan khoe với tôi rằng mẹ bạn ấy mới mua cho bạn ấy bộ sách giáo khoa lớp 9.
HS có thể chuyển bằng cách khác.
Câu 2: ( 3 điểm ) a. Chép thuộc lòng, chính xác 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. (1đ) b. HS trình bày cảm nhận được về khung cảnh ngày xuân trong bốn câu thơ, nêu được ý cơ bản sau : ( 2 điểm )
- Hai câu đầu : Vừa giới thiệu thời gian, vừa giới thiệu không gian mùa xuân. Mùa xuân thấm thoắt trôi mau như thoi dệt cửi. Tiết trời đã bước sang tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân (Thiều quang: ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân).
- Hai câu sau : Cảnh vật mới mẻ tinh khôi giàu sức gợi cảm.
+ Không gian khoáng đạt, trong trẻo.
+ Màu sắc hài hoà tươi sáng.
+ Thảm cỏ non trải rộng với gam màu xanh, làm nền cho bức tranh xuân. Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân, cảnh sống động có hồn, thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du.
Câu 3: ( 5 điểm )
* Yêu cầu về hình thức :
1. Dạng đề: Kể chuyện tưởng tượng.
2. Nội dung: Dạng đề yêu cầu người viết phải dùng hình thức giấc mơ để chuyển tải một câu chuyện. Có nghĩa là vấn đề mình kể đã mang một dấu ấn giấc mơ. Vì vậy, bóng dáng giấc mơ là một nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. Như vậy giấc mơ này có mục đích kể chuyện.
3. Trình bày đầy đủ bố cục một bài văn tự sự.
4. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.
* Yêu cầu về kiến thức :
Dàn ý :
MB:
Tình huống dẫn vào giấc mơ : Một giấc ngủ say,…
TB:
- Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện hợp lí.
- Diễn biến cuộc gặp gỡ.
- Cảnh tượng gặp lại người thân xa cách đã lâu.
- Diễn biến cuộc gặp gỡ.
- Ý nghĩa của câu chuyện kể mang tính nhân văn.
KB:
Những ấn tượng đọng lại sau khi tỉnh giấc
ĐỀ BÀI :
Câu 1: (2 điểm) a.Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp ?
b. Chuyển câu văn có lời dẫn trực tiếp sau sang lời dẫn gián tiếp :
Sáng hôm qua Lan khoe với tôi: “ Mẹ mình mới mua cho mình bộ sách giáo khoa lớp 9”
Câu 2: ( 3 điểm ) a. Chép thuộc lòng 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. b. Trình bày cảm nhận của em về khung cảnh ngày xuân trong bốn câu thơ trên.
Câu 3: ( 5 điểm )
Giấc mơ gặp lại người thân xa cách lâu ngày.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm) a) HS nêu được khái niệm về Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp
(1 đ), mỗi ý 0,5 điểm.
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép.
b) Chuyển câu văn có lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ( 1 đ)
Sáng hôm qua, Lan khoe với tôi rằng mẹ bạn ấy mới mua cho bạn ấy bộ sách giáo khoa lớp 9.
HS có thể chuyển bằng cách khác.
Câu 2: ( 3 điểm ) a. Chép thuộc lòng, chính xác 4 câu thơ đầu trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”. (1đ) b. HS trình bày cảm nhận được về khung cảnh ngày xuân trong bốn câu thơ, nêu được ý cơ bản sau : ( 2 điểm )
- Hai câu đầu : Vừa giới thiệu thời gian, vừa giới thiệu không gian mùa xuân. Mùa xuân thấm thoắt trôi mau như thoi dệt cửi. Tiết trời đã bước sang tháng 3, tháng cuối cùng của mùa xuân (Thiều quang: ánh sáng đẹp, ánh sáng ngày xuân).
- Hai câu sau : Cảnh vật mới mẻ tinh khôi giàu sức gợi cảm.
+ Không gian khoáng đạt, trong trẻo.
+ Màu sắc hài hoà tươi sáng.
+ Thảm cỏ non trải rộng với gam màu xanh, làm nền cho bức tranh xuân. Bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân, cảnh sống động có hồn, thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Du.
Câu 3: ( 5 điểm )
* Yêu cầu về hình thức :
1. Dạng đề: Kể chuyện tưởng tượng.
2. Nội dung: Dạng đề yêu cầu người viết phải dùng hình thức giấc mơ để chuyển tải một câu chuyện. Có nghĩa là vấn đề mình kể đã mang một dấu ấn giấc mơ. Vì vậy, bóng dáng giấc mơ là một nét đẹp tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện. Như vậy giấc mơ này có mục đích kể chuyện.
3. Trình bày đầy đủ bố cục một bài văn tự sự.
4. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.
* Yêu cầu về kiến thức :
Dàn ý :
MB:
Tình huống dẫn vào giấc mơ : Một giấc ngủ say,…
TB:
- Không gian, thời gian xảy ra câu chuyện hợp lí.
- Diễn biến cuộc gặp gỡ.
- Cảnh tượng gặp lại người thân xa cách đã lâu.
- Diễn biến cuộc gặp gỡ.
- Ý nghĩa của câu chuyện kể mang tính nhân văn.
KB:
Những ấn tượng đọng lại sau khi tỉnh giấc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: 35,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)