Đề Kiểm tra 8 tuần HKI Văn 9(đề 1)

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hoa | Ngày 12/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: Đề Kiểm tra 8 tuần HKI Văn 9(đề 1) thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

KIỂM TRA 8 TUẦN HỌC KỲ I Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút ( không kể giao đề) GV ra đề : Nguyễn Xuân Nghĩa – Trường THCS Đinh Xá
ĐỀ BÀI :
Câu 1: (2 điểm) a. Có mấy phương châm hội thoại ? Kể tên các phương châm hội thoại đó.
b. Lấy một ví dụ có sử dụng phương châm hội thoại và chỉ rõ liên quan tới phương châm hội thoại nào ? Câu 2: ( 3 điểm )
Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Nêu ý nghĩa của truyện ? Câu 3: ( 5 điểm )  Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường xưa. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể về buổi thăm trường đầy xúc động đó.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1: (2 điểm) a. Kể đầy đủ 5 phương châm hội thoại ( 1 điểm, mỗi phương châm 0,2 điểm ) Phương châm về chất Phương châm về lượng  Phương châm quan hệ Phương châm cách thức Phương châm lịch sự b.HS lấy được ví dụ đúng và chỉ rõ ( 1 điểm )

Câu 2: ( 3 điểm )
* Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương cần nêu được các ý sau :( 2 điểm )
- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi).
- Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất.
- Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp.
- Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian.
* Ý nghĩa của truyện : ( 1 điểm ): Nêu được các ý cơ bản sau :
- Đề cao vẻ đẹp truyền thống của người PNVN.
- Niềm cảm thông, thương xót với số phận oan nghiệt của người PNVN dưới chế độ phong kiến.
-Tố cáo xã hội PK đương thời, chế độ nam quyền.

Câu 3: ( 5 điểm ) * Yêu cầu về hình thức :
1. Dạng đề: Kể chuyện tưởng tượng và viết thư.
2. Nội dung: Viết thư cho bạn kể lại buổi thăm trường đầy xúc động sau 20 năm.
3. Trình bày đầy đủ bố cục một bài văn tự sự.
4. Ngoài phương thức chính là kể, nên kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm và một số thao tác nghị luận như giải thích, bình luận.
* Yêu cầu về kiến thức :
Dàn ý .
Mở bài: Địa điểm, ngày...tháng …năm… Bạn…
2.Thân bài: a) - Những lí do thăm hỏi đầu thư.
-Lí do viết thư
b) Nội dung thư:  - Giới thiệu tên trường
- Lí do đến trường
- Miêu tả con đường đến trường ( so sánh lúc trước và bây giờ? Thay đổi như thế nào? Cảm xúc?)
-Miêu tả khuôn viên trường, khoảng sân trường? (so sánh xưa và nay)? Cổng trường, vườn sinh vật cảnh, những băng ghế ? gốc bàng, hàng phượng ….
- Miêu tả các phòng lớp ( Phòng vi tính? Phòng TN? _Dụng cụ, thiết bị đổi khác ra sao?...). Các dãy phòng : phòng giám hiệu, phòng bộ môn, phòng đoàn đội…(So sánh )
- Miêu tả những hình ảnh, sự vật gắn với kỉ niệm thời xưa? Nêu cảm xúc? Thầy cô? Bạn bè? Gặp lại thầy cô? Thầy cô cũ còn không? Thầy cô mới như thế nào? Găp lại thầy cô chủ nhiệm lớp …? Cô thay đổi ra sao? Nhưng vẫn còn những nét gì? ( Giọng nói? Ánh mắt? Khuông mặt lộ vẻ xúc động?) Cô trò nhắc lại kỉ niệm cách đây 20 năm: + Trò hỏi thăm các thầy cô cũ? Báo cho cô biết tình hình một số bạn học? Về công việc của mình? + Tâm trạng cô ra sao? + Tình cảm em như thế nào?
3.Kết luận: 
- Cuối thư: Thăm hỏi sức khoẻ và chúc bạn?
- Lời chào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Hoa
Dung lượng: 34,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)