De kiem tra

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Nam | Ngày 16/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: de kiem tra thuộc Lịch sử 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
TRIỆU PHONG

ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ 7
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1 (5 điểm):
Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Câu 2 (2điểm): Em hãy cho biết những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

Câu 3 (3điểm):
So sánh chính sách ngoại thương của thời Nguyễn có gì khác so với thời Quang Trung? Tại sao nói “mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển? HẾT

PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO
TRIỆU PHONG

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
ĐỀ THI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: LỊCH SỬ 7
Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1
5 điểm
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước -Tất cả các tầng lớp nhân dân đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia khởi nghĩa. - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi * Ý nghĩa lịch sử - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
3đ
1,0

1,0

1,0
2đ 1,0 1,0

Câu 2
2 điểm
* Những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc:
- Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê.
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước. - Đánh tan quân xâm lược Xiêm- Thanh.
- Bảo vệ nền độc lập dân tộc và lảnh thổ tổ quốc.
2đ

0,5 0,5 0,5 0,5


Câu 3
3 điểm
* Chính sách ngoại thương - Thời Quang Trung: + Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế.
+ “Mở cửa ải, thông chợ búa” - Thời Nguyễn: (hạn chế buôn bán với nước ngoài) + Buôn bán với các nước: Trung Quốc, Xingapo, Xiêm, Mã Lai + Không cho người phương Tây mở cửa hàng, họ chỉ được ra vào một số cảng đã được quy định. * “Mở cửa ải, thông chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển vì: - “Mở của ải” để trao đổi buôn bán với các nước khác - “Thông chợ búa” để nhân dân trong nước trao đổi mua bán sản phẩm mình làm ra, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. →Buôn bán trong và ngoài nước phát triển tạo điều kiện cho thủ công nghiệp phát triển, thủ công nghiệp phát triển thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
2đ

0,5 0,5 0,5 0,5




0,25 0,25 0,5




* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Nam
Dung lượng: 37,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)