Đề kiểm tra 2_Ngữ văn 9_Học Kỳ I
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm tra 2_Ngữ văn 9_Học Kỳ I thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
KIỂM TRA HỌC KÌ I
TP BUÔN MA THUỘT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
------------
-----------------
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm):
a/ Cho câu thơ:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà”
Hãy chép chính xác năm câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
b/ Cho biết trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Nêu ngắn gọn về đặc điểm của bút pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ ?
Câu 2: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“ ... Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
– Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng…”
a/ Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b/ Các câu in đậm trong đoạn trích trên là lời đối thoại hay độc thoại? Vì sao em biết?
c/ Thuật lại đoạn truyện trên, trong đó em hãy chuyển lời dẫn trực tiếp (đã được in đậm ) thành cách dẫn gián tiếp.
Câu 3: (5 điểm)
Viết bài thuyết minh về một loài hoa ngày tết ở Việt Nam mà em yêu thích.
-Hết -
PHÒNG GD&ĐT
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011
TP BUÔN MA THUỘT
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1: (2 điểm)
a/ Học sinh chép đúng năm câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) ( 1 điểm, mỗi câu chép đúng 0,2 điểm).
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.”
b/ Nêu được trong đoạn thơ Chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ ( 0,5 điểm)
Yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn về đặc điểm của bút pháp nghệ thuật ước lệ trong đoạn thơ: lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. ( 0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
a) Nêu đúng đoạn văn trích từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long. ( 1 điểm )
b) - Câu in đậm trong đoạn trích “Thanh niên bây giờ…đến tận xe nhỉ ?” là lời độc thoại. ( 0,5 điểm )
- Giải thích: vì câu nói đó là lời của ông hoạ sĩ tự nói với chính mình, lời nói được phát ra thành lời, phía trước của lời thoại có gạch đầu dòng. ( 0,5 điểm )
c) Thuật lại đoạn truyện, chuyển được lời thoại từ cách dẫn trực tiếp thành cách dẫn gián tiếp. Trong đó phải đạt được các yêu cầu như: dẫn đúng về ý; bỏ dấu hai chấm, dấu gạch đầu dòng; thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp. ( 1 điểm )
Câu 3: ( 5 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh nắm vững cách viết một bài văn thuyết minh, biết kết hợp các phương pháp, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả để làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng cho người đọc.
- Bố cục bài văn có đủ 3 phần; trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc, làm nổi rõ ý tưởng của người thuyết minh.
* Yêu cầu về nội dung: Trong những ngày tết có nhiều loài hoa được nhân dân ta yêu thích như hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa cúc… học sinh có thể chọn một trong những loài hoa đó để giới thiệu. Tuy nhiên trong bài thuyết minh cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Thuyết minh về đặc điểm nổi bật của loài hoa: nguồn gốc, chủng loại, thân, lá, nụ, hoa…
2. Nêu cách trồng và chăm sóc.
3. Ý nghĩa của
KIỂM TRA HỌC KÌ I
TP BUÔN MA THUỘT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
ĐỀ CHÍNH THỨC
Thời gian 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
------------
-----------------
ĐỀ BÀI
Câu 1: (2 điểm):
a/ Cho câu thơ:
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà”
Hãy chép chính xác năm câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
b/ Cho biết trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì? Nêu ngắn gọn về đặc điểm của bút pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ ?
Câu 2: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“ ... Hai người lững thững đi về phía chiếc xe đỗ, im lặng rất lâu. Bỗng bác già nhìn đồng hồ nói một mình:
– Thanh niên bây giờ lạ thật ! Các anh chị cứ như con bướm. Mà đã mười một giờ, đến giờ “ốp” đâu? Tại sao anh ta không tiễn mình đến tận xe nhỉ?
Cô gái liếc nhìn bác già một cái rất nhanh, tự nhiên hồi hộp, nhưng vẫn im lặng…”
a/ Đoạn văn trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
b/ Các câu in đậm trong đoạn trích trên là lời đối thoại hay độc thoại? Vì sao em biết?
c/ Thuật lại đoạn truyện trên, trong đó em hãy chuyển lời dẫn trực tiếp (đã được in đậm ) thành cách dẫn gián tiếp.
Câu 3: (5 điểm)
Viết bài thuyết minh về một loài hoa ngày tết ở Việt Nam mà em yêu thích.
-Hết -
PHÒNG GD&ĐT
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 - 2011
TP BUÔN MA THUỘT
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1: (2 điểm)
a/ Học sinh chép đúng năm câu thơ tiếp theo tả sắc đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) ( 1 điểm, mỗi câu chép đúng 0,2 điểm).
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai.”
b/ Nêu được trong đoạn thơ Chị em Thúy Kiều tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ ( 0,5 điểm)
Yêu cầu học sinh trình bày ngắn gọn về đặc điểm của bút pháp nghệ thuật ước lệ trong đoạn thơ: lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. ( 0,5 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
a) Nêu đúng đoạn văn trích từ tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của tác giả Nguyễn Thành Long. ( 1 điểm )
b) - Câu in đậm trong đoạn trích “Thanh niên bây giờ…đến tận xe nhỉ ?” là lời độc thoại. ( 0,5 điểm )
- Giải thích: vì câu nói đó là lời của ông hoạ sĩ tự nói với chính mình, lời nói được phát ra thành lời, phía trước của lời thoại có gạch đầu dòng. ( 0,5 điểm )
c) Thuật lại đoạn truyện, chuyển được lời thoại từ cách dẫn trực tiếp thành cách dẫn gián tiếp. Trong đó phải đạt được các yêu cầu như: dẫn đúng về ý; bỏ dấu hai chấm, dấu gạch đầu dòng; thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp. ( 1 điểm )
Câu 3: ( 5 điểm)
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh nắm vững cách viết một bài văn thuyết minh, biết kết hợp các phương pháp, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả để làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng cho người đọc.
- Bố cục bài văn có đủ 3 phần; trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc, làm nổi rõ ý tưởng của người thuyết minh.
* Yêu cầu về nội dung: Trong những ngày tết có nhiều loài hoa được nhân dân ta yêu thích như hoa đào, hoa mai, hoa hồng, hoa cúc… học sinh có thể chọn một trong những loài hoa đó để giới thiệu. Tuy nhiên trong bài thuyết minh cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
1. Thuyết minh về đặc điểm nổi bật của loài hoa: nguồn gốc, chủng loại, thân, lá, nụ, hoa…
2. Nêu cách trồng và chăm sóc.
3. Ý nghĩa của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)