De kiem tra 1 tiet van lop 8 ki 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Phước Tỉnh | Ngày 11/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: de kiem tra 1 tiet van lop 8 ki 2 thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT NAM TRÀ MY BÀI KIỂM TRA VĂN 8
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON Thời gian 45 phút

I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Nhận địnhû nào nói đúng nhất tâm tư của tác được gửi trong bài thơ Nhớ rừng?
A. Niềm khao khát tự do mãnh liệt. B. Niềm căm phẩn trước cuộc sống tầm thường,dối.
C. Lòng yêu nước kín đáo,sâu sắc. D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 2: Bài Ngắm trăng thuộc thể thơ gì?
A. Lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Song thất lục bát D. Thất ngôn bát cú
Câu 3: Ý nghĩa của nhan đề bài thơ Khi con tu hú là:
A. Gợi ra sự việc được nói đến trong bài thơ. B. Gợi ra tư tửơng được nói đến trong bài thơ
C. Gợi ra hình ảnh nhân vật trữ tình của bài thơ D.Gợi ra thời điểm được nói đến trong bài thơ.
Câu 4: Trong bài thơ Quê Hương ,Tế Hanh đã so sánh cánh buồm với:
A. Con tuấn mã B. Trời xanh
C. Mãnh hồn làng D. Quê hương
Câu 5: Hai câu thơ sau đây trong bài Ngắm trăng có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
“ Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”
A. Ẩn dụ B. Đối
C. Nhân hóa D. Hoán dụ
Câu 6: Câu thơ nào miêu tả cụ thể nét đặc trưng của người dân chài lưới?
A, dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá B, Khắp dân làn tấp nập đón ghe về
C, Dân chài lưới làn da ngâm rám nắng D, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Câu 7: Người ta viết Hịch khi nào?
A. Khi đất nước có giặc ngoại xâm. B. Khi đất nước thanh bình
C. Khi đất nước phồn vinh D. Khi đất nước vừa kết thúc chiến tranh
Câu 8: Câu văn:”Trẫm rất đau xót về việc đó,không thể không dời đổi…”
mang ý nghĩa:
A. Phủ định sự cần thiết của việc dời đổi kinh đô
B. Phủ định sự đau xót của nhà vua trước việc phải dời đô
C. Khẳng định sự cần thiết phải dời đổi kinh đô
D. Khẳng định lòng yêu nước của nhà vua
Câu 9“Bình Ngô đại cáo” được công bố vào năm nào?
A.1426 B.1428 C.1429 D.1430.
Câu 10. Cách đặt tên “ Thuế máu” có ý nghĩa như thế nào?
A- “ Thuế máu “ là cách đặt tên của tác giả nhằm phản ánh một chế độ bóc lột tàn nhẫn của chế độthựcdân ở các nước thuộc địa.
B- Cách đặt tên này nhằm bộc lộ trực tiếp quan điểm phê phán , tố cáo của tác giả trước thực trạng đó.
C- Gọi tên số phần bi thảm của người dân thuộc địa.
D- cả 3 phương án A , B , C đều đúng.
Câu 11: Phương thức biểu đạt chính của văn bản Bàn luận về phép học là gì?
A. Tự sự B. Nghị luận C. Thuyết minh D. Tự sự
Câu : Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học ?
A. Học để làm người có đạo đức B. Học để trở thành người có tri thức
C. Học để làm hưng thịnh đất nước D. Cả 3 ý trên đều đúng
II. TỰ LUẬN:( 7 điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng phần dịch thơ ( hoặc phiên âm ) bài thơ Ngắm trăngcủa Hồ Chí Minh. Nêu nội dung của bài thơ? (2,0 điểm)
....................................................................................................................................................................................
Câu 2: Lòng nhiệt tình yêu nước của Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ. (2,0 )
Câu 3: Phân tích khổ thơ cuối trong bài thơ Quê Hương của Tế Hanh để thấyđược tình cảm thương quê hương của nhà thơ. (3,0 )

Xem dung phần này:
Câu 1( 1 đ ): Chép thuộc lòng bài thơ : “Tức cảnh Pác Bó” của chủ tịch Hồ Chí Minh
Câu 2 ( 2 đ ): Nêu nội dung chính của văn bản " Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc ?
Câu 3:( 2 đ ) : Em hiểu như thế nào về câu : “Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm” của Nguyễn Thiếp
Câu 4 ( 5 đ ) :Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ được thể hiện ở bốn câu thơ cuối
bài thơ " Khi con tu hú".của Tố Hữu .














* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phước Tỉnh
Dung lượng: 26,60KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)