Đề kiểm địnhngữ văn lớp 9-thời gian 90'

Chia sẻ bởi Lê Minh Hồng | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Đề kiểm địnhngữ văn lớp 9-thời gian 90' thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS ĐẠO ĐỨC


ĐỀ KIỂM ĐỊNH
Môn: Ngữ văn - Lớp9
Thời gian làm bài: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Ngày 03 tháng 03 năm 2013


ĐỀ BÀI

A.TRẮC NGHIỆM.( 2 điểm)
Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng. ( Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
1.Dòng nào nêu đúng tâm tư, tình cảm của tác giả bài Sang thu?
a. Tình yêu tha thiết đối với mùa thu đất Việt.
b. Tình yêu quê hương, nơi gắn bó những kỷ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
c. Niềm tự hào về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam.
d. Những cảm nhận tinh tế về sự biến đổi của đất trời ở thời điểm cuối hạ sang thu.
2. Dòng nào nêu đủ và đúng nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Sang thu?
a. Ngôn ngữ trong sáng, cô đọng.
b. Lời thơ tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm.

c.Ý thơ hàm súc, chan chứa tình cảm.
d. Hình ảnh chọn lọc, gợi tình cảm nhiều hơn là tả thực.

3. Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh viết về chủ đề nào?
a. Cảnh sắc nông thôn Việt Nam.
b. Cảnh sắc miền núi Việt Nam.

c. Cảnh sắc khi đất trời sang thu.
d. Cảnh sắc những thành phố Việt Nam.

4. Những đặc điểm nghệ thuật nào không có trong bài thơ Nói với con?
a. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.
b. Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ.

c. Giọng điệu tha thiết, tình cảm.
d. Nhiều từ Hán Việt và từ láy.

5. Những phẩm chất nào không phải là của người đồng mình trong bài thơ Nói với con?
a. Sống vất vả, mạnh mẽ, bền bỉ.
b. Yêu thương và gắn bó với quê hương.

c. Mộc mạc, giàu chí khí, niềm tin.
d. Thích đi đây đó để tìm hiểu, khám phá.

6. Bài thơ Nói với con có hình ảnh nào vừa cụ thể, vừa giàu chất thơ?
a. Vách nhà ken câu hát.
b. Đá gập ghềnh.

c. Rừng cho hoa
d. Cây cho trái

7. Từ in đậm trong câu thơ: Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam thuộc thành phần nào?
a. Khởi ngữ. b. Tình thái. c. Cảm thán. d. Trạng ngữ.
8. Dòng nào không phải là biện pháp liên kết câu?
a. Lặp từ ngữ, phép thế, phép nối.
b. Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.

c. Dùng từ cùng trường liên tưởng.
d. Sử dụng từ tượng hình, tượng thanh.


B. TỰ LUẬN.( 8 điểm)
Câu 1.Hãy chép lại hai khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương và cho biết ý chính của hai khổ thơ đó.( 2 điểm)
Câu 2. Nêu ý kiến của em về nhận định sau: “ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải là tiếng lòng thể hiện tình yêu và khát vọng được cống hiến cho đời của nhà thơ Than Hải”.( 6 điểm )

------Hết-------





ĐÁP ÁN.
A. TRẮC NGHIỆM.( 2 điểm )

Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8

Đáp án đúng.
 d
 b
 c
 d
 d
 a
 c
 d


B. TỰ LUẬN.( 8điểm)
Câu 1. - Chép lại chính xác hai khổ thơ đầu của bài thơ Viếng lăng Bác ( 1 điểm)
Nếu sai từ 3 lỗi trở lên, trừ 0,5 đểm.
- Nêu được ý chính của đoạn trích ( 1 điểm)
Câu 2.
Yêu cầu: Học sinh viết bài văn hoàn chỉnh.
+ Mở bài; ( 0,5 điểm)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Nêu vấn đề ( trích dẫn).
+ Thân bài: làm rõ hai luận điểm qua việc phân tích, bình giasnhwngx cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ Thanh hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. ( mỗi luận điểm 2 điểm )
- Tình yêu cuộc đời.
- Khát vọng được cống hiến cho đời.
+ Kết bài: ( 0,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Minh Hồng
Dung lượng: 41,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)