ĐỀ KHẢO SÁT VĂN 9 THÁNG 11

Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh | Ngày 12/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KHẢO SÁT VĂN 9 THÁNG 11 thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:


Đề Khảo sát chất lợng tháng 11
Môn: ngữ văn – 9
Ngày 21/11 /2012 - Thời gian: 90 phút



Câu 1 : ( 2 điểm )
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi:
a. Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời. (Vũ Bội Tuyền)
b. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (Huy Cận)
c. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. (Nguyễn Khoa Điềm)
1.Trường hợp nào mặt trời là thuật ngữ?
2.Trường hợp nào mặt trời được dùng làm phép tu từ? Đó là phép tu từ gì?
3.Trường hợp nào mặt trời được dùng với nghĩa gốc?
Câu 2: ( 2 điểm)
Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu đã khẳng định cơ sở của tình đồng chí trước hết là cùng chung cảnh ngộ, chung giai cấp.
Hãy triển khai nội dung trên thành một đoạn văn nghị luận theo kiểu diễn dịch có độ dài khoảng 10 – 15 câu.
Câu 3: (6 điểm)
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
a. Ba khổ thơ trên có trong bài thơ nào ? Tác giả là ai ?
b. Nội dung của những câu thơ trên gợi cho em nhớ đến bài thơ nào cùng chủ đề đã học trong chương trình Ngữ văn 9?
c.Trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh người chiến sĩ lái xe qua đoạn thơ trên?




Biểu điểm chấm ngữ văn 9
Câu 1: 2 điểm
1.Trường hợp mặt trời là thuật ngữ: 0,5 đ
Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời
2.Trường hợp mặt trời được dùng làm một phép tu từ: 1 đ
Mặt trời xuống biển như hòn lửa ->so sánh
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.->ẩn dụ
3.Trường hợp mặt trời được dùng với nghĩa gốc: 0,5 đ
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Câu 2: 2 điểm
*Về hình thức: 0,5 đ
- Viết đúng hình thức đoạn văn diễn dịch
- Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, các câu sau làm rõ cho câu chủ đề
*Về nội dung: 1,5 đ
- Những người lính đều sinh ra và lớn lên ở những miền quê nghèo, đất đai cằn cỗi, khó cấy trồng canh tác. Những hình ảnh sóng đôi: “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” đã cho ta hiểu hoàn cảnh xuất thân nông dân nhọc nhằn của những người lính. Cùng chung giai cấp, cùng chung cảnh ngộ, tình cảm đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu sa và trước hết ở sự tương đồng ấy. Chính sự đồng cảm giai cấp, cảnh ngộ đã khiến những con người từ nhiều phương trời xa lạ chẳng hẹn mà quen tập hợp lại trong hàng ngũ cách mạng cùng nhau chiến đấu…

Câu 3: 6 điểm
a. 0,5 đ
- Ba khổ thơ trên có trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật.
b. 0,5 đ
- Ba khổ thơ trên gợi nhớ đến bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
c. 5 đ
A.Yêu cầu:
- Bài viết bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB (0,5 đ)
- Về cơ bản, hs cần triển khai các ý sau:
*Những người chiến sĩ lái xe có tình cảm đồng chí, đồng đội cao đẹp: (2,5 đ)
+ Những chiến sĩ lái xe sôi nổi, tinh nghịch, hóm hỉnh luôn chan hoà trong tình đồng đội, đồng chí :
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.
Tình cảm của những chiến sĩ lái xe trên Trường Sơn biểu hiện thật giản dị, chân thật mà sâu sắc. Cái bắt tay ấy đã truyền sang nhau tình cảm đồng đội và ý chí quyết tâm vượt qua gian khổ để chiến đấu.
+Những phút dừng chân nghỉ ngơi, những người lính trẻ gắn bó với nhau thân thiết như anh trong gia đình : chung bát
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)