ĐỀ KHẢO SÁT THI THPT

Chia sẻ bởi Thcs Tiên Phong | Ngày 12/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KHẢO SÁT THI THPT thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐOAN HÙNG
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 THI VÀO LỚP 10 THPT
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 01 trang)


1 - Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trong nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội”.
( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD-2006)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? Chỉ dấu hiệu của phép liên kết đó?
d. Trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất” có sử dụng thành phần biệt lập nào?
2 - Câu 2 (3,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau:
“ Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”
( Trích “Nói với con”- Y Phương)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách diễn dịch để nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn, có sử dụng ít nhất hai phép liên kết câu. (Gạch dưới những phép liên kết).
3 - Câu 3 (5,0 điểm):
Hãy phân tích nhân vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1) để thấy được tình cảm cha con sâu nặng.

Hết

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.



PHÒNG GD&ĐT ĐOAN HÙNG
HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 9
MÔN: NGỮ VĂN 9
(Hướng dẫn chấm có 03 trang)

1 - Câu 1 (2,0 điểm):
* Yêu cầu kiến thức:
a. Đoạn văn trên trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan.
b. Câu chủ đề của đoạn văn nằm ở đầu đoạn.
c. Đoạn văn sử dụng phép liên kết chủ yếu là phép lặp (Từ con người được lặp lại)
d. Thành phần biệt lập tình thái: có lẽ
* Cách cho điểm:
- Điểm 1,75- 2: Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên.
- Điểm 1- 1,5: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên.
- Điểm 0- 0,75: HS trả lời không đầy đủ hoặc không làm bài.
2 - Câu 2 (3,0 điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết viết đoạn văn diễn dịch (Câu chủ đề đứng đầu đoạn khái quát được chủ đề của đoạn), số lượng câu theo quy định (khoảng 10 câu)
- Có sử dụng ít nhất hai phép liên kết và gạch chân dưới những từ ngữ liên kết.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, lời văn có cảm xúc, hình ảnh.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song phải cảm nhận được trên hai phương diện sau:
+ Nội dung: Đoạn thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng: Con lớn lên, trưởng thành trong vòng tay yêu thương, chăm chút của cha mẹ, trong cuộc sống lao động, trong tình cảm nghĩa tình của người đồng mình.
+ Nghệ thuật:
- Hình ảnh cụ thể, mộc mạc, mang sắc thái tư duy của người miền núi nhưng rất giàu chất thơ.
- Biện pháp liệt kê kết hợp điệp ngữ: “Chân phải bước”, “Chân trái bước”, “Một bước”, “Hai bước” gợi hình ảnh đứa con lẫm chẫm tập đi. Cả gian nhà rộn vang tiếng nói, tiếng cười và ngập tràn tình yêu thương của cha mẹ.
- Động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả cụ thể động tác lao động, vừa giàu chất thơ thể hiện sự tài hoa, khéo léo, lòng lạc quan, vui tươi của người đồng mình, vừa thể hiện sự gắn bó, quấn quýt, đoàn kết trong lao động.
- Biện pháp điệp ngữ kết hợp nhân hóa “cho” gợi hình ảnh thiên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thcs Tiên Phong
Dung lượng: 44,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)