Đề khảo sát đầu năm
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhiên |
Ngày 11/10/2018 |
73
Chia sẻ tài liệu: Đề khảo sát đầu năm thuộc Ngữ văn 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"...Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa"
(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)
1) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?
2) Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp nào trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?
3) Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu ( Trong đoạn có một câu bị động, đánh số câu, chú thích câu bị động xuống dưới cuối đoạn văn.)
Câu 2 (2 điểm)
1) Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
2) Các thành ngữ sau đây liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
Nói phải củ cải cũng nghe
Ông nói gà, bà nói vịt
Lắm mồm lắm miệng
Câu 3 (4 điểm)
Thuyết minh về con trâu
-HẾT-
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9
Câu 1:
1. (0,5đ)Đoạn văn trích từ văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"
Tác giả: Lê Anh trà
2. (1đ) Nội dung chính của đoạn văn: Vẻ đẹp về sự giản dị trong phong cách của Hồ Chí Minh (giản dị trong cách ăn, mặc)
HS có thể chép lại một vài câu thơ hoặc bài thơ ngắn viết về sự giản dị của Bác.
VD: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" (Ngữ Văn 8)
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường ("Việt Bắc" – Tố Hữu)
Đôi dép đơn sơ
Đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê.
Đều in dấu dép Bác về Bác ơi... ("Đôi dép Bác Hồ" – Tạ Hữu Yên)
(HS chỉ cần chép 1 ví dụ là cho điểm tối đa)
Câu 3.(2,5đ): HS viết đoạn văn ngắn đảm bảo nội dung cơ bản sau:
Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra là phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn nhưng không dễ thực hiện. Phong cách HCM là một tấm gương lớn về phương diện này
Vì vậy, việc học tập phong cách của Bác sẽ giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được bài học sinh động về việc kết hợp giữa tinh hoa văn hoá thế giới với bản sắc văn hoá dân tộc.
(HS có thể có cách diễn đạt khác, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa- Không chỉ ra được câu bị động trừ 0,25đ)
Câu 2(2đ)
1) Các phương châm hội thoại:
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm lịch sự
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức
2) Các thành ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại:
Lắm mồm lắm miệng: Phương châm về lượng
Nói phải củ cải cũng nghe: Phương châm về chất
Ông nói gà, bà nói vịt: Phương châm quan hệ
(Xác định và kể đúng mỗi phương châm hội thoại được 0,5 điểm)
Câu 3.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
HS viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB
Xác định đúng thể loại: Thuyết minh
Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh kết hợp yếu tố nghệ thuật
Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn.
b
TRƯỜNG THCS CAO VIÊN
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
"...Và chủ nhân của chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa"
(Theo SGK Ngữ Văn 9, tập 1, trang 6)
1) Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Do ai sáng tác?
2) Đoạn văn trên đã nêu lên vẻ đẹp nào trong phong cách của Bác? Hãy ghi lại một vài câu thơ mà em biết viết về vẻ đẹp của Bác mà em vừa xác định?
3) Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào? Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 câu ( Trong đoạn có một câu bị động, đánh số câu, chú thích câu bị động xuống dưới cuối đoạn văn.)
Câu 2 (2 điểm)
1) Kể tên các phương châm hội thoại đã học?
2) Các thành ngữ sau đây liên quan đến những phương châm hội thoại nào?
Nói phải củ cải cũng nghe
Ông nói gà, bà nói vịt
Lắm mồm lắm miệng
Câu 3 (4 điểm)
Thuyết minh về con trâu
-HẾT-
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Ngữ văn lớp 9
Câu 1:
1. (0,5đ)Đoạn văn trích từ văn bản "Phong cách Hồ Chí Minh"
Tác giả: Lê Anh trà
2. (1đ) Nội dung chính của đoạn văn: Vẻ đẹp về sự giản dị trong phong cách của Hồ Chí Minh (giản dị trong cách ăn, mặc)
HS có thể chép lại một vài câu thơ hoặc bài thơ ngắn viết về sự giản dị của Bác.
VD: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" (Ngữ Văn 8)
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường ("Việt Bắc" – Tố Hữu)
Đôi dép đơn sơ
Đôi dép Bác Hồ
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
Phố phường, trận địa, nhà máy, đồng quê.
Đều in dấu dép Bác về Bác ơi... ("Đôi dép Bác Hồ" – Tạ Hữu Yên)
(HS chỉ cần chép 1 ví dụ là cho điểm tối đa)
Câu 3.(2,5đ): HS viết đoạn văn ngắn đảm bảo nội dung cơ bản sau:
Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra là phải tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn nhưng không dễ thực hiện. Phong cách HCM là một tấm gương lớn về phương diện này
Vì vậy, việc học tập phong cách của Bác sẽ giúp mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được bài học sinh động về việc kết hợp giữa tinh hoa văn hoá thế giới với bản sắc văn hoá dân tộc.
(HS có thể có cách diễn đạt khác, nhưng đúng ý vẫn cho điểm tối đa- Không chỉ ra được câu bị động trừ 0,25đ)
Câu 2(2đ)
1) Các phương châm hội thoại:
Phương châm về lượng
Phương châm về chất
Phương châm lịch sự
Phương châm quan hệ
Phương châm cách thức
2) Các thành ngữ liên quan đến các phương châm hội thoại:
Lắm mồm lắm miệng: Phương châm về lượng
Nói phải củ cải cũng nghe: Phương châm về chất
Ông nói gà, bà nói vịt: Phương châm quan hệ
(Xác định và kể đúng mỗi phương châm hội thoại được 0,5 điểm)
Câu 3.
a. Yêu cầu về kĩ năng:
HS viết thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh, bố cục 3 phần: MB, TB, KB
Xác định đúng thể loại: Thuyết minh
Biết vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh kết hợp yếu tố nghệ thuật
Hành văn mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
Biết sử dụng các biện pháp tu từ trong bài văn.
b
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhiên
Dung lượng: 41,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)