ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 9
Chia sẻ bởi Trần Quang Vinh Anh |
Ngày 12/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG VĂN 9 thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
Đề Khảo sát chất * năm học 2013-2014
Môn: ngữ văn - 9
Ngày 20/2 /2014 - Thời gian: 90 phút
Câu 1: (2 điểm)
Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
( Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD – 2006)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Xác định câu chủ đề của đoạn văn và cho biết câu chủ đề nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ?
Câu 2: (3 điểm)
Đức tính khiêm nhường.
Câu 3: (5 điểm)
a. Theo em, tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ “Ánh trăng” (Nguyễn Duy) đthể hiện rõ nhất trong khổ thơ nào của bài? Hãy chép lại theo trí nhớ khổ thơ đó?
b. Phân tích khổ thơ để lí giải lí do vì sao em cho rằng khổ thơ mình chọn thể hiện rõ nhất tính triết lý và chiều sâu suy ngẫm của bài thơ “Ánh trăng”!
BIỂU ĐIỂM CHẤM NGỮ VĂN 9
Câu 1: 2 điểm
Mỗi ý trả lời đúng được 0.5 đ
a.
Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan.
0,55 đ
b.
Câu chủ đề Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. ->nằm ở đầu đoạn văn.
0,5 đ
c.
Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.
0,5 đ
d.
Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu.
0,5 đ
Câu 2: 3 điểm:
A.Yêu cầu
1. Về hình thức:
- Biết cách làm bài nghị về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.
- Diễn đạt lu loát.
- Bài viết ngắn gọn theo đúng yêu cầu của đề
2. Về nội dung:
Bài viết cần nêu đợc các ý cơ bản sau:
- Giải thích:
+ Khiêm nhường: khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.
- Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường:
+ Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
+ Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
+ Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
- Tại sao phải có đức tính khiêm nhường:
+ Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.
+ Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.
+ Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời.
->Đưa dẫn chứng…
- Mở rộng vấn đề:
+ Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.
+ Cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người….
B.
- Điểm 3: Bài viết xuất sắc, đáp ứng đợc đầy đủ các yêu cầu nêu trên, lí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Quang Vinh Anh
Dung lượng: 50,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)