Đề HSG Văn 9- H.Tam Dương 14-15(vòng 1)
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 12/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Đề HSG Văn 9- H.Tam Dương 14-15(vòng 1) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
PHÒNG GD&ĐT
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút.
Đề thi này gồm 01 trang.
Câu 1: (2 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ sau:
Giâu gia hoa nở bao giờ
Sớm nay bỗng thấy bất ngờ hương bay
Bấy giờ mới ngước lên cây
Từng chùm hoa nhỏ thơ ngây dịu dàng
Mới đầu hoa lấm tấm vàng
Đến khi trắng muốt là tàn mất hoa
Có gì muốn nói với ta
Nhưng chưa nói được thì hoa lìa cành
Bước đi chậm nhé chứ anh
Vùng than đen, trắng những nhành hoa rơi …
(Hoa trắng – Trần Nhuận Minh)
Câu 2: (1,5 điểm)
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất: Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
(Cố hương – Lỗ Tấn)
Suy nghĩ của em về hình ảnh con đường trong đoạn văn trên?
Câu 3: ( 6,5 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại?
====HẾT====
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................
UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
PHÒNG GD&ĐT
Hướng dẫn chấm
thi chọn học sinh giỏi NĂM HỌC 2014- 2015
Môn thi : VĂN 9
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu 1(2điểm)
a/Yêu cầu:
Học sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, có những phát hiện và cảm thụ riêng nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển tạo cho mạch thơ, ý thơ tự nhiên, gợi dư âm trong lòng người đọc.
-Từ “bỗng” kết hợp với sự cảm nhận tinh tế của các giác quan: thị giác, khứu giác tạo sự bất ngờ, đột ngột trước vẻ đẹp của một loài hoa nhỏ bé, khiêm nhường, dịu dàng nhưng lại gây ấn tượng sâu đậm.
-Từ láy, các tính từ chỉ màu sắc kết hợp với nghệ thuật đối lập tạo nét nhấn về thị giác.
- Quá trình từ khi sinh thành đến khi kết thúc một vòng đời của hoa được Trần Nhuận Minh cảm nhận vô cùng tinh tế với tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
- Bài thơ chỉ với 10 câu thơ nhưng lại đưa ra một triết lí sâu xa, thông qua hình ảnh và vẻ đẹp của hoa tác giả đưa ra lời đề nghị về một thái độ sống: Hãy biết cảm nhận và nâng niu cái tốt đẹp, hãy biết lắng nghe và sẻ chia cùng đồng loại …
b/ Thang điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng.
- Điểm 1: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên hoặc hiểu ý mà diễn đạt chưa lưu loát .
Câu 2(1,5 điểm)
1/Yêu cầu:
Học sinh phải nắm được ý nghĩa của câu chuyện để nêu cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn:
Ý nghĩa của con đường
a/ Ý nghĩa thật:
Trên mặt đất vốn không có đường, đường do con người ta giẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có…
b/ Ý nghĩa biểu trưng:
Con đường đến với mỗi người là con đường số phận, con đường của mội dân tộc là con đường cách mạng.Thông qua hình ảnh con đường nhà văn đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Muốn làm được điều đó con người: “Hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tinh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo”…
2/Biểu điểm:
Ý 1: a, 0,5 điểm
Ý 2: b, 1,0 điểm
Câu 3 (6,5 điểm)
A/Về kĩ năng:
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận ( dạng mở) có bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B/ Về nội dung:
Học sinh có thể sắp xếp , trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng miễn là phải bám sát vào các tác phẩm văn học trung đại có hình ảnh người phụ nữ, tránh những suy diễn tuỳ
PHÒNG GD&ĐT
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học: 2014-2015
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút.
Đề thi này gồm 01 trang.
Câu 1: (2 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ sau:
Giâu gia hoa nở bao giờ
Sớm nay bỗng thấy bất ngờ hương bay
Bấy giờ mới ngước lên cây
Từng chùm hoa nhỏ thơ ngây dịu dàng
Mới đầu hoa lấm tấm vàng
Đến khi trắng muốt là tàn mất hoa
Có gì muốn nói với ta
Nhưng chưa nói được thì hoa lìa cành
Bước đi chậm nhé chứ anh
Vùng than đen, trắng những nhành hoa rơi …
(Hoa trắng – Trần Nhuận Minh)
Câu 2: (1,5 điểm)
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất: Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
(Cố hương – Lỗ Tấn)
Suy nghĩ của em về hình ảnh con đường trong đoạn văn trên?
Câu 3: ( 6,5 điểm)
Hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại?
====HẾT====
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh..........................................................................SBD:.....................
UBND HUYỆN TAM DƯƠNG
PHÒNG GD&ĐT
Hướng dẫn chấm
thi chọn học sinh giỏi NĂM HỌC 2014- 2015
Môn thi : VĂN 9
(Hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu 1(2điểm)
a/Yêu cầu:
Học sinh có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, có những phát hiện và cảm thụ riêng nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
- Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển tạo cho mạch thơ, ý thơ tự nhiên, gợi dư âm trong lòng người đọc.
-Từ “bỗng” kết hợp với sự cảm nhận tinh tế của các giác quan: thị giác, khứu giác tạo sự bất ngờ, đột ngột trước vẻ đẹp của một loài hoa nhỏ bé, khiêm nhường, dịu dàng nhưng lại gây ấn tượng sâu đậm.
-Từ láy, các tính từ chỉ màu sắc kết hợp với nghệ thuật đối lập tạo nét nhấn về thị giác.
- Quá trình từ khi sinh thành đến khi kết thúc một vòng đời của hoa được Trần Nhuận Minh cảm nhận vô cùng tinh tế với tình yêu thiên nhiên sâu sắc.
- Bài thơ chỉ với 10 câu thơ nhưng lại đưa ra một triết lí sâu xa, thông qua hình ảnh và vẻ đẹp của hoa tác giả đưa ra lời đề nghị về một thái độ sống: Hãy biết cảm nhận và nâng niu cái tốt đẹp, hãy biết lắng nghe và sẻ chia cùng đồng loại …
b/ Thang điểm:
- Điểm 2: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng.
- Điểm 1: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên hoặc hiểu ý mà diễn đạt chưa lưu loát .
Câu 2(1,5 điểm)
1/Yêu cầu:
Học sinh phải nắm được ý nghĩa của câu chuyện để nêu cảm nhận về ý nghĩa của hình ảnh con đường trong đoạn văn:
Ý nghĩa của con đường
a/ Ý nghĩa thật:
Trên mặt đất vốn không có đường, đường do con người ta giẫm nát chỗ không có đường mà tạo ra, là khai phá chỗ gai góc mà có…
b/ Ý nghĩa biểu trưng:
Con đường đến với mỗi người là con đường số phận, con đường của mội dân tộc là con đường cách mạng.Thông qua hình ảnh con đường nhà văn đặt ra một vấn đề vô cùng bức thiết là phải xây dựng “một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”. Muốn làm được điều đó con người: “Hãy đứng vững trên đất, gạt bỏ hết chông gai, tinh thần phấn chấn, đoàn kết phấn đấu, không ngừng tìm tòi và sáng tạo”…
2/Biểu điểm:
Ý 1: a, 0,5 điểm
Ý 2: b, 1,0 điểm
Câu 3 (6,5 điểm)
A/Về kĩ năng:
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận ( dạng mở) có bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
B/ Về nội dung:
Học sinh có thể sắp xếp , trình bày theo nhiều cách khác nhau, đôi chỗ có thể có những cảm nhận riêng miễn là phải bám sát vào các tác phẩm văn học trung đại có hình ảnh người phụ nữ, tránh những suy diễn tuỳ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 53,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)