De HSG van 9 dap an

Chia sẻ bởi Ngô Văn Chuyển | Ngày 12/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: de HSG van 9 dap an thuộc Ngữ văn 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD HUYỆN EAKAR ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2008-2009
TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN MÔN : NGỮ VĂN 9
Thời gian làm bài 150 phút
(Không kể thời gian giao đề)





Câu1 (5điểm) :Vận dụng kiến thức đã học về những biện pháp tu từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của hai câu thơ sau:
Cỏ xanh như khói bén xuân tươi.
Lại có mưa xuân nước vỗ trời.
(Nguyễn Trãi, Bến Đò xuân đầu trại)

Câu2 (5điểm) :Phân tích,so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc:
“Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa”
(Nghĩa là): “Cỏ thơm liền với trời xanh.
Trên cành lê có mấy bông hoa”
Với cảnh mùa xuân trong hai câu thơ của Nguyễn Du:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Để thấy được sự tiếp thu và sáng tạo của Nguyễn Du.

Câu 3 (10 điểm ):Dựa vào đoạn trích:“Mã Giám Sinh mua Kiều”,em hãy xây dựng một văn bản tự sự.














ĐÁP ÁN HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 9

Câu 1:Học sinh cần làm được những nét cơ bản sau:
-Câu thơ thứ nhất sử dụng hình ảnh so sánh,rất độc đáo,mới mẻ:“ Cỏ xanh như khói bén”,“ xanh như khói bén” là màu xanh hư ảo,nhìn qua lớp mây bụi bay.Cách so sánh gợi cho ta một không gian vừa thực vừa ảo.
-Cái hay ở câu thơ thư hai,tác giả sử dụng phép tu từ nhân hóa và điểm nhìn để tả cảnh:Hình ảnh “nước vỗ trời” gợi ra một không gian trời nước nối liền trong điểm nhìn quan sát cận cảnh.Tác giả mới cảm nhận được cái sinh động,gần gũi,hòa nhập con người trước cảnh.

Câu 2:Học sinh cần đảm bảo được các ý sau:
-Với bút pháp gợi tả,hai câu thơ cổ của Trung Quốc đã vẽ lên một bức tranh xuân có hương vị, màu sắc, đường nét. Đó là hương thảo-hương thơm của cỏ(phương thảo). Đó là màu xanh mượt của cỏ nối tiếp nhau liền với cả chân trời (liên thiên bích).Đó còn là đường nét cành hoa lê điểm nhẹ.Một bức tranh cỏ thơm xanh tận chân trời, (Cảnh đẹp nhưng dường như tĩnh tại).
-Còn hai câu thơ của Nguyễn Du: Xét về nội dung có nét tương đồng nhưng điểm sáng tạo của Nguyễn Du khá độc đáo mang một phong cách riêng:
+Thứ nhất, sử dụng từ ngữ có giá trị biếu đạt cao.Hai câu thơ cổ chỉ nói đến cành lê điểm một vài bông hoa không nói đến màu sắc của hoa lê.Nguyễn Du chỉ thêm một từ “trắng” và âm điệu của ca dao gợi một bức tranh có màu xanh của cỏ non, màu trắng của hoa lê làm cho thần sắc của bức tranh đạt đến tuyệt diệu.
+Thứ hai, Nguyễn Du không tuân thủ thi pháp ước lệ, tượng trưng, điển tích, điển cố hay thể thơ tứ tuyệt Đường Luật, mà Nguyễn Du sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc và nét chấm phá trong hội họa phương Đông hai gam màu xanh, trắng để thêu dệt nên một bức tranh có màu sắc tươi tắn, hòa hợp, không như nhà thơ Trung Quốc, cả không gian trời đất nối liền một màu xanh.Bức tranh mùa xuân của Nguyễn Du là một bức tranh không tĩnh tại mà nó có hồn vừa trong trẻo,vừa khoáng đạt,vừa giàu sức sống tinh khôi trong mắt của hai kiều“ Xuân xanh xấp xỉ tới quần cập kê”…










* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Chuyển
Dung lượng: 26,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)