Đề HSG Văn 9 (2008-2009)
Chia sẻ bởi Nguyễn Cao Văn |
Ngày 12/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Đề HSG Văn 9 (2008-2009) thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
ĐẠI LỘC Năm học 2008-2009
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài :150 phút
Đề bài:
Câu 1:(2đ)
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn văn sau:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Câu 2: (2đ)
-Chép lại 4 câu thơ đầu của đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
-Viết đoạn văn (từ 5 câu trở lên) để nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đó.
Câu 3:(6 đ)
Ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân là người yêu mến, gắn bó với làng quê mình. Em hãy phân tích để làm nổi bật đặc điểm tính cách này.
(Trình bày dàn ý chi tiết trên giấy làm bài trước khi viết bài hoàn chỉnh)
-----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 9
KỲ THI HỌC SINH GIỎI Năm học 2008-2009
Câu 1(2đ):
Phép điệp ngữ và nhân hoá: những từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần và tác giả cũng nhân hoá tre, coi tre như một con người, một công dân xả thân vì quê hương, đất nước. Ngoài tác dụng tạo nên sự nhịp nhàng cho câu văn, phép điệp ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre với những chiến công của nó. Phép nhân hoá làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.
(Học sinh phải phát hiện đúng phép tu từ và phải có phân tích cái hay, cái đẹp của các biện pháp nghệ thuật đó)
Câu 2 (2đ)
-Chép đúng 4 câu thơ: cho ½ đ; mỗi từ sai trừ ¼ đ
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
-Viết đoạn văn:1đ5
+Nội dung: Cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh xuân:
*Gợi không gian, thời gian.
*Sự pha màu trang nhã
*Bức tranh xuân ấm áp sống động
--->Bức tranh xuân tuyệt diệu, mới mẻ, tinh khôi, tràn đầy sức sống.
+ Hình thức:
*Đủ số câu, diễn đạt mạch lạc.
*Không sai lỗi từ, câu, chính tả.
Câu 3(6đ)
a/Lập dàn ý chi tiết: (1đ)
Có thể theo dàn ý gợi ý sau:
1/Mở bài:
*Giới thiệu vài nét về tác phẩm, nhân vật:
+Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim lân được sáng tác trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
+Nhân vật chính là ông Hai đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về một người nông dân yêu làng, yêu nước.
2/Thân bài:
*Phân tích tính cách của ông Hai:
+Ông Hai có một tình yêu làng quê thật mãnh liệt:
-Mỗi khi kể về làng Chợ Dầu, ông Hai đều kể bằng giọng say mê và hãnh diện.
-Theo ông đánh giá thì cái gì của làng Chợ Dầu quê ông cũng hơn hẳn thiên hạ.
-Ông Hai tự hào về phong trào du kích kháng chiến sôi nổi của làng Chợ Dầu. Ông đã từng hăng hái đào hào, đắp luỹ chặn bước quân thù.
+Ông Hai đau khổ tột cùng khi nghe dân làng Chợ Dầu theo giặc:
-Nghe thấy người dưới xuôi tản cư lên báo tin làng Chợ Dầu đầu hàng, làm “Việt gian” cho Pháp, ông Hai căm giận và xấu hổ vì nhục nhã; nguyền rủa những kẻ hèn nhát, bôi nhọ truyền thống tốt đẹp của làng Chợ Dầu.
-Trong thâm tâm, ông không tin là như vậy
+Ông Hai phấn khởi khi nghe chính chủ tịch xã từ dưới quê lên khẳng định làng Chợ Dầu vẫn kiên cường kháng chiến:
-Gặp ai ông Hai cũng tuyên bố tin làng Chợ Dầu làm “Việt gian” là “Láo! Láo tất! Toàn sai sự mục đích cả!”
-Niềm vui, niềm tin của ông lan sang mọi người. Ông Hai thật sự xúc động khi làng Chợ Dầu vẫn xứng đáng là niềm tự hào,
ĐẠI LỘC Năm học 2008-2009
Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài :150 phút
Đề bài:
Câu 1:(2đ)
Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong đoạn văn sau:
Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
Câu 2: (2đ)
-Chép lại 4 câu thơ đầu của đoạn trích Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
-Viết đoạn văn (từ 5 câu trở lên) để nêu cảm nhận của em về 4 câu thơ đó.
Câu 3:(6 đ)
Ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân là người yêu mến, gắn bó với làng quê mình. Em hãy phân tích để làm nổi bật đặc điểm tính cách này.
(Trình bày dàn ý chi tiết trên giấy làm bài trước khi viết bài hoàn chỉnh)
-----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN 9
KỲ THI HỌC SINH GIỎI Năm học 2008-2009
Câu 1(2đ):
Phép điệp ngữ và nhân hoá: những từ tre, giữ, anh hùng được lặp đi lặp lại nhiều lần và tác giả cũng nhân hoá tre, coi tre như một con người, một công dân xả thân vì quê hương, đất nước. Ngoài tác dụng tạo nên sự nhịp nhàng cho câu văn, phép điệp ngữ còn có tác dụng nhấn mạnh đến hình ảnh cây tre với những chiến công của nó. Phép nhân hoá làm cho hình ảnh cây tre gần gũi với con người hơn, gây ấn tượng với người đọc nhiều hơn.
(Học sinh phải phát hiện đúng phép tu từ và phải có phân tích cái hay, cái đẹp của các biện pháp nghệ thuật đó)
Câu 2 (2đ)
-Chép đúng 4 câu thơ: cho ½ đ; mỗi từ sai trừ ¼ đ
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
-Viết đoạn văn:1đ5
+Nội dung: Cảm nhận về vẻ đẹp bức tranh xuân:
*Gợi không gian, thời gian.
*Sự pha màu trang nhã
*Bức tranh xuân ấm áp sống động
--->Bức tranh xuân tuyệt diệu, mới mẻ, tinh khôi, tràn đầy sức sống.
+ Hình thức:
*Đủ số câu, diễn đạt mạch lạc.
*Không sai lỗi từ, câu, chính tả.
Câu 3(6đ)
a/Lập dàn ý chi tiết: (1đ)
Có thể theo dàn ý gợi ý sau:
1/Mở bài:
*Giới thiệu vài nét về tác phẩm, nhân vật:
+Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim lân được sáng tác trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
+Nhân vật chính là ông Hai đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về một người nông dân yêu làng, yêu nước.
2/Thân bài:
*Phân tích tính cách của ông Hai:
+Ông Hai có một tình yêu làng quê thật mãnh liệt:
-Mỗi khi kể về làng Chợ Dầu, ông Hai đều kể bằng giọng say mê và hãnh diện.
-Theo ông đánh giá thì cái gì của làng Chợ Dầu quê ông cũng hơn hẳn thiên hạ.
-Ông Hai tự hào về phong trào du kích kháng chiến sôi nổi của làng Chợ Dầu. Ông đã từng hăng hái đào hào, đắp luỹ chặn bước quân thù.
+Ông Hai đau khổ tột cùng khi nghe dân làng Chợ Dầu theo giặc:
-Nghe thấy người dưới xuôi tản cư lên báo tin làng Chợ Dầu đầu hàng, làm “Việt gian” cho Pháp, ông Hai căm giận và xấu hổ vì nhục nhã; nguyền rủa những kẻ hèn nhát, bôi nhọ truyền thống tốt đẹp của làng Chợ Dầu.
-Trong thâm tâm, ông không tin là như vậy
+Ông Hai phấn khởi khi nghe chính chủ tịch xã từ dưới quê lên khẳng định làng Chợ Dầu vẫn kiên cường kháng chiến:
-Gặp ai ông Hai cũng tuyên bố tin làng Chợ Dầu làm “Việt gian” là “Láo! Láo tất! Toàn sai sự mục đích cả!”
-Niềm vui, niềm tin của ông lan sang mọi người. Ông Hai thật sự xúc động khi làng Chợ Dầu vẫn xứng đáng là niềm tự hào,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Cao Văn
Dung lượng: 55,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)