Đề HSG văn 8 ( Dân Hòa)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG văn 8 ( Dân Hòa) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT THANHOAI
TRƯỜNG THCS DÂN HOÀ
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Ngữ văn lớp 8
Thời gian làm bài 120 phút


Câu 1: (4 điểm)
Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật ở đoạn thơ sau:
"Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
(Tế Hanh, Quê hương, Ngữ Văn Lớp 8, T2)
Câu 2: (6 điểm)
Hiện nay có rất nhiều trường học đón chào học sinh bằng một câu châm ngôn:
“Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn”.
Trình bày suy nghĩ của em về câu châm ngôn trên bằng một văn bản (không qua hai trang giấy thi) 
Câu 3: (10 điểm)
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa người với người.



-------------------------------Hết-------------------------------

















HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2013-2014
Môn Ngữ Văn - Lớp 8
Câu 1: (4 điểm)
Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
A. Về nội dung:
- Cảm nhận cái hay về nội dung và nghệ thuật qua hai hình ảnh:
+ Hình ảnh con người sau những ngày lao động trên biển khơi với làn da nhuộm nắng, nhuộm gió và vị mặn mòi của sóng, của rong rêu, của nước ở đại dương đã thấm sâu vào từng đường gân thớ thịt của người dân chài nên họ trở về mang nguyên vẹn vị nồng tỏa của biển khơi với vẻ đẹp lớn lao, phi thường.
+ Hình ảnh con thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về. Con thuyền vô tri trở nên có hồn, một tâm hồn rất tinh tế, nên nó đang lắng nghe chất muối thấm dần vào da thịt nó.
+ Nghệ thuật: Tả thực, sáng tạo độc đáo, nhân hóa.
- Cảm nhận được tâm hồn tinh tế, tài hoa và nhất là tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người cùng cuộc sống lao động ở làng chài quê hương của nhà thơ Tế Hanh.
B. Về hình thức:
Học sinh có thể trình bày và lập luận khác nhau song bài viết phải có kết cấu chặt chẽ, có khả năng cảm thụ tốt làm sáng rõ nội dung yêu cầu của đề bài. Văn viết mạch lạc có cảm xúc.
Biểu điểm:
+ Điểm 3,5-4: Cảm nhận đúng, có ý sâu sắc, tinh tế, diễn đạt tốt.
+ Điểm 2,5-3: Cảm nhận đúng, khá đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt khá.
+ Điểm 1,5-2: Cảm nhận được, nhưng nhìn chung chưa sâu, mắc ít lỗi diễn đạt.
+ Điểm 0,5-1: Cảm nhận còn hời hợt, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
+ Điểm 0: Làm lạc đề, không đáp ứng được yêu cầu nêu trên.
Câu 2: (6 điểm)
* Hình thức, kĩ năng.
- Viết một bài văn nghị luận bố cục ba phần, sáng rõ, mạch lạc, dộ dài không quá hai trang giấy thi.
- Vận dụng linh hoạt các thao tác giải thích, bình luận, chứng minh một cách thành thạo để làm sáng tỏ vấn đề.
- Diễn đạt trôi chảy, liền mạch, hạn chế mắc lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu.
a/ Mở bài:
- Trong cuộc đời có lẽ điều thiệt thòi nhất, thiếu thốn và khổ đau nhất của con người là không được cắp sách đến trường.
- Đến trường không chỉ được sống trong niềm vui bè bạn mà điều quan trọng để được “ lớn lên trong sự thông thái….để phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại”
b/ Thân bài: Giải thích câu châm ngôn.
- Vào trường để lớn lên trong sự thông thái: vì đó là nơi mang lại cho chúng ta tri thức và nhân cách làm người. HS vào đó được dạy dỗ, học tập và ứng xử…Rõ ràng vào trường được học tập và rèn luyện một cách toàn diện, đặc biệt là trí tuệ được phát huy, độc lập trong sáng tạo, con người trở nên thông minh, thông thái, tháo vát, nhanh nhẹn.
- Ra đi đề phục vụ tốt hơn đất nước và đồng loại của bạn:
+ Nghĩa là khi bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 46,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)