Đề HSG văn 8 ( Cự Khê)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG văn 8 ( Cự Khê) thuộc Ngữ văn 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS CỰ KHÊ


ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8
Năm học 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút
( Không kể thời gian giao đề )


Câu 1: ( 4 điểm )
Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
(Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2: ( 6 điểm )
Tục ngữ phương Tây có câu: “ Im lặng là vàng”, nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối.
Và dại khờ là những lũ người câm.
Trên đường đi như những bóng âm thầm.
Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng.
( Liên hiệp lại )
Suy nghĩ của em về những nhận xét trên.
Câu 3: (10 điểm )
Bằng những hiểu biết về các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn ngợi ca tình yêu thương giữa con người với con người.


------------------------------Hết-------------------------------










Phòng GD&ĐT Thanh Oai ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Trường THCS Cự Khê ĐỀ THI OLYMPIC
Môn: Ngữ văn 8

Câu 1: ( 4 điểm )
-Tác giả sử dụng dụng biện pháp so sánh ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo; sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ; gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng, vừa thơ mộng, vừa hùng tráng.
(1 điểm )
- Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1 điểm)
- Một loạt từ : Hăng, phăng, vượt... được diễn tả đầy ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (1 điểm)
- Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân làng chài. (1 điểm)

Câu 2: ( 6 điểm)
1.Kĩ năng: ( 1điểm )
Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả.
2.Nội dung: ( 5 điểm ) Bài viết cần nêu được các ý sau đây
- Cả hai nhận xét đều đúng, mỗi nhận xét đúng với mỗi hoàn cảnh khác nhau. ( 1 điểm)
- “Im lặng là vàng” là im lặng để giữ bí mật nào đó thật cần thiết, im lặng thể hiện sự tôn trọng đối với người khác, im lặng để đảm bảo sự tế nhị trong giao tiếp. ( 1 điểm)
- Nếu im lặng trước những bất công, sai trái , bạo ngược . .. thì đó là im lặng của sự hèn nhát. ( 1 điểm)
- Còn im lặng trong câu thơ của Tố Hữu:” . . . Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng” là sự im lặng cần thiết, sẵn sàng im lặng để chấp nhận gian khổ, hy sinh với mục đích cao cả, vì lí tưởng cách mạng. ( 2 điểm)

Câu 3: (10 điểm )
* Yêu cầu chung:
a. Thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm văn nghị luận đã được học ở lớp 7 và lớp 8: dựng đoạn, nêu và phân tích dẫn chứng, vận dụng kết hợp đưa các yếu tố miêu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
b. Nội dung: Văn học của dân tộc ta luôn đề cao tình yêu thương giữa con người với con người.
- HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết.
- Hệ thống các dẫn chứng tìm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, tránh lan man, trùng lặp.
- Dẫn chứng lấy trong các văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực.
c. Về hình thức: Bài viết có bố cục chặt chẽ, đủ ba phần; dẫn chứng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 20,31KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)