Đề HSG văn 2014 Bình Minh
Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh |
Ngày 12/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề HSG văn 2014 Bình Minh thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn 9
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm) Trình bày cảm nhận của em (khoảng một trang giấy thi) về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ sau:
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Đồng chí - Chính Hữu)
Câu 2: ( 6 điểm )
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này…
Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
(Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản giáo dục)
Qua câu chuyện Hai biển hồ, em nhận được bài học ý nghĩa nào cho cuộc sống?
Câu 3: ( 10 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
--------- HẾT---------
Người duyệt đề
Nguyễn Thị Nghiêm
Người soạn đề
Trần Thị Hinh
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn 9
Năm học: 2014 - 2015
Câu 1: Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
A. Về hình thức: (1 điểm)
Bài văn viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, khả năng cảm thụ tốt, cảm xúc chân thành, phân tích làm sáng tỏ nội dung, nêu bật được cảm nhận của mình về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ trên.
B.Về nội dung: (3 điểm)
-Học sinh cần tập trung trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh thể hiện được tình đồng chí, đồng đội của người lính và là biểu tương đẹp về cuộc đời của người chiến sĩ. (1 điểm)
-Người lính, khẩu súng, vầng trăng, ba hình ảnh gắn kết với nhau làm nên một bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí, đồng đội, về tình bạn giữa thiên nhiên (vầng trăng) và con người (người lính) trong hoàn cảnh đồng cam cộng khổ chiến đấu. (1 điểm)
-Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng độc đáo(đầu súng trăng treo) được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú (gần-xa, hiện thực-lãng mạn, chiến sĩ-thi sĩ…)(1 điểm)
Câu 2: Bài làm đáp ứng được những yêu cầu sau:
A.Về kiến thức và kĩ năng:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải triển khai các ý cơ bản sau:
-Từ một câu chuyện (rút ra bài học cho cuộc sống) học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng đạo lý- mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Trong cuộc sống phải luôn biết chia sẻ với người khác. Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn 9
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian: 150 phút(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm) Trình bày cảm nhận của em (khoảng một trang giấy thi) về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ sau:
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Đồng chí - Chính Hữu)
Câu 2: ( 6 điểm )
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở Palextin có hai biển hồ…Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galile. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này…
Nhưng điều kỳ lạ cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galile cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
(Trích “Bài học làm người ”- Nhà xuất bản giáo dục)
Qua câu chuyện Hai biển hồ, em nhận được bài học ý nghĩa nào cho cuộc sống?
Câu 3: ( 10 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Từ một câu chuyện riêng, bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu"
Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
--------- HẾT---------
Người duyệt đề
Nguyễn Thị Nghiêm
Người soạn đề
Trần Thị Hinh
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG THCS BÌNH MINH
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI
Môn: Ngữ Văn 9
Năm học: 2014 - 2015
Câu 1: Bài làm của học sinh cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:
A. Về hình thức: (1 điểm)
Bài văn viết có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả, khả năng cảm thụ tốt, cảm xúc chân thành, phân tích làm sáng tỏ nội dung, nêu bật được cảm nhận của mình về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ trên.
B.Về nội dung: (3 điểm)
-Học sinh cần tập trung trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh thể hiện được tình đồng chí, đồng đội của người lính và là biểu tương đẹp về cuộc đời của người chiến sĩ. (1 điểm)
-Người lính, khẩu súng, vầng trăng, ba hình ảnh gắn kết với nhau làm nên một bức tranh tuyệt đẹp về tình đồng chí, đồng đội, về tình bạn giữa thiên nhiên (vầng trăng) và con người (người lính) trong hoàn cảnh đồng cam cộng khổ chiến đấu. (1 điểm)
-Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng độc đáo(đầu súng trăng treo) được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú (gần-xa, hiện thực-lãng mạn, chiến sĩ-thi sĩ…)(1 điểm)
Câu 2: Bài làm đáp ứng được những yêu cầu sau:
A.Về kiến thức và kĩ năng:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần phải triển khai các ý cơ bản sau:
-Từ một câu chuyện (rút ra bài học cho cuộc sống) học sinh trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng đạo lý- mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Hạnh phúc không phải chỉ là nhận lấy mà còn là biết cho đi. Người hạnh phúc nhất ở trên đời là người biết đem đến cho người khác nhiều hạnh phúc nhất. Trong cuộc sống phải luôn biết chia sẻ với người khác. Nếu biết sống vì người khác thì cuộc đời chúng ta sẽ tốt đẹp hơn nhiều lần, cuộc đời sẽ có ý nghĩa thêm bội phần. Có người nói "người ta kính
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 55,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)