De hsg t8
Chia sẻ bởi Lê Thị Bích Thủy |
Ngày 12/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: de hsg t8 thuộc Đại số 8
Nội dung tài liệu:
Trong biên niên sử giữ nước oanh liệt của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, có cống hiến vẻ vang của lực lượng TNXP Việt Nam- một binh chủng không đeo sao vạch, không quân hiệu, quân hàm. Một binh chủng ra đời trong kháng chiến chống Pháp và được tái lập trong tháng năm nóng bỏng của kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong những cống hiến vẻ vang đó, có sự hy sinh của các chiến sỹ Lực lượng TNXP Truông Bồn vào sáng ngày 31/10/1968.
Sáng 31/10/1968 nhằm 10/9 Mậu Thân, trong 4 tiếng đồng hồ, từ 6h10 đến 10h10, Mỹ tiến hành 3 đợt oanh tạc (chứ không chỉ 1 đợt), trút 170 quả bom tấn xuống phạm vi chiều dài 120m, chiều rộng 50m, nhằm hủy diệt trọng điểm Truông Bồn! Với sức công phá của 170 quả bom tấn trên phạm vi 6.000 m2, bình quân 35m2 hứng trọn 1 quả bom, đến xương sắt, da đồng cũng không nguyên vẹn bởi mật độ dày đặc và cường độ công phá khủng như thế! Từ chỗ thử đặt mình giữa khốc liệt ấy, tôi không thể quên lần đầu tìm gặp anh Nguyễn Xuân Thỏa, nguyên Đại đội trưởng giữa lam lũ đời thường.
Cựu TNXP cảm động trước di tượng đồng đội TNXP hy sinh tại Truông Bồn. Ảnh: H.N
Nguyễn Xuân Thỏa (1936-2010)
Giữa tháng 4/1997, tôi dò tìm gặp được chị Hường, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 5, anh Nguyễn Xuân Phương Đại đội phó C317 phụ trách kỹ thuật. Chiều ấy tôi nhờ anh Phương ngồi sau xe dẫn đường, xuất phát từ nhà chị Hường vòng vèo chừng 30 cây số đường đất lên xã miền núi Sơn Thành, huyện Yên Thành để gặp anh Thỏa. Trong nắng chiều đầu hè oi bức, khi đến ngoài cổng nhà anh Thỏa tôi đã giữ ý tắt xe máy để anh Phương vào trước, tôi thì mồ hôi nhễ nhại dắt xe máy theo sau. Bước vào tới sân anh Phương lên tiếng: -Báo cáo Đại đội trưởng, có nhà báo muốn gặp anh!
Anh Thỏa đang quần đùi, áo may ô, lúi húi gia cố mái che của bể tích trữ nước mưa, anh ngừng tay hằm hằm đi vào: - Báo chí gì các anh, chúng tôi đang như cóc kêu trời không thấu. Tại sao viết bao nhiêu bài rồi nay mới đến gặp tôi? Tôi điềm tĩnh: - Thưa anh! Bao nhiêu bài báo về Truông Bồn, đăng ở đâu, do ai viết em không cần biết, hôm nay em là P.V Báo Lao động muốn gặp anh cũng vì sự thật chưa được phát lộ, đề nghị anh kiểm tra thẻ nhà báo của em.
Không thèm xem thẻ, cũng chẳng mở lời mời tôi vào nhà, anh Thỏa lẳng lặng đi vào nhà bếp. Tôi bấm bụng theo anh Phương vào chiếm lĩnh bàn uống nước và... chờ, lát sau anh Thỏa bước ra với bộ quần áo TNXP quen thuộc. Không nói không rằng, cả ba người im lặng. Tôi không bỏ qua từng động tác nhỏ từ gương mặt vẫn chưa hết tức giận của gia chủ. Anh Thỏa tự tay pha trà rót ra 3 chén, tôi chưa uống vì còn chờ anh mời. Bổng anh xoay người mở cánh tủ gỗ, lôi ra chai rượu nút lá chuối còn chừng một nửa, anh cẩn thận tráng sạch 3 cái chén và rót 3 chén rượu đầy tràn. Vẫn không nói không rằng anh giơ chén rượu ra trước mặt khách. Anh Phương và tôi biết ý cùng nâng chén, nhưng tôi cố tình chưa uống để chờ lệnh của gia chủ. Anh Thỏa vẫn không mời nên tôi đành nhắm mắt cạn chén, nói đúng hơn tôi đã uống trọn thái độ “tức cá chém thớt” của gia chủ. Dường như anh Thỏa đã nhận ra sự nóng nảy của mình, anh cầm tấm thẻ nhà báo của tôi lên xem:
- Bây giờ cậu cứ ghi âm, nếu ai đó có “y án tử hình” thì trước khi chết tôi vẫn nói lên sự thật. Đau lắm nhà báo ơi. Về hưu làm thằng thường dân, quyền không, tiền không, thân cô thế cô, không dũng cảm bảo vệ được sự thật mới ra nông nỗi này.
Rồi anh gục đầu xuống mép bàn như để tạ lỗi với đồng chí, đồng đội của mình. Tôi nhìn anh Phương, anh Phương ghìm xúc động hướng mắt ra phía xa xanh. Đã qua bao cuộc xã giao tôi chưa bao giờ gặp và phải cạn chén rượu lắm cay nhiều đắng như chén rượu của anh Thỏa rót ra. Song sự kiên nhẫn đã giúp tôi gặp và được anh Thỏa trải lòng, nhờ vậy tôi mới biết “sự thật của sự thật”, cũng như biết chỗ để sau đó tìm ra chị Trần Thị Thông, từ đó mới có phóng sự Ngược Truông Bồn trên Báo Lao động Việt Nam, số 74, ra ngày 10/5/1997, góp phần giải tỏa bức
Sáng 31/10/1968 nhằm 10/9 Mậu Thân, trong 4 tiếng đồng hồ, từ 6h10 đến 10h10, Mỹ tiến hành 3 đợt oanh tạc (chứ không chỉ 1 đợt), trút 170 quả bom tấn xuống phạm vi chiều dài 120m, chiều rộng 50m, nhằm hủy diệt trọng điểm Truông Bồn! Với sức công phá của 170 quả bom tấn trên phạm vi 6.000 m2, bình quân 35m2 hứng trọn 1 quả bom, đến xương sắt, da đồng cũng không nguyên vẹn bởi mật độ dày đặc và cường độ công phá khủng như thế! Từ chỗ thử đặt mình giữa khốc liệt ấy, tôi không thể quên lần đầu tìm gặp anh Nguyễn Xuân Thỏa, nguyên Đại đội trưởng giữa lam lũ đời thường.
Cựu TNXP cảm động trước di tượng đồng đội TNXP hy sinh tại Truông Bồn. Ảnh: H.N
Nguyễn Xuân Thỏa (1936-2010)
Giữa tháng 4/1997, tôi dò tìm gặp được chị Hường, Tiểu đội trưởng Tiểu đội 5, anh Nguyễn Xuân Phương Đại đội phó C317 phụ trách kỹ thuật. Chiều ấy tôi nhờ anh Phương ngồi sau xe dẫn đường, xuất phát từ nhà chị Hường vòng vèo chừng 30 cây số đường đất lên xã miền núi Sơn Thành, huyện Yên Thành để gặp anh Thỏa. Trong nắng chiều đầu hè oi bức, khi đến ngoài cổng nhà anh Thỏa tôi đã giữ ý tắt xe máy để anh Phương vào trước, tôi thì mồ hôi nhễ nhại dắt xe máy theo sau. Bước vào tới sân anh Phương lên tiếng: -Báo cáo Đại đội trưởng, có nhà báo muốn gặp anh!
Anh Thỏa đang quần đùi, áo may ô, lúi húi gia cố mái che của bể tích trữ nước mưa, anh ngừng tay hằm hằm đi vào: - Báo chí gì các anh, chúng tôi đang như cóc kêu trời không thấu. Tại sao viết bao nhiêu bài rồi nay mới đến gặp tôi? Tôi điềm tĩnh: - Thưa anh! Bao nhiêu bài báo về Truông Bồn, đăng ở đâu, do ai viết em không cần biết, hôm nay em là P.V Báo Lao động muốn gặp anh cũng vì sự thật chưa được phát lộ, đề nghị anh kiểm tra thẻ nhà báo của em.
Không thèm xem thẻ, cũng chẳng mở lời mời tôi vào nhà, anh Thỏa lẳng lặng đi vào nhà bếp. Tôi bấm bụng theo anh Phương vào chiếm lĩnh bàn uống nước và... chờ, lát sau anh Thỏa bước ra với bộ quần áo TNXP quen thuộc. Không nói không rằng, cả ba người im lặng. Tôi không bỏ qua từng động tác nhỏ từ gương mặt vẫn chưa hết tức giận của gia chủ. Anh Thỏa tự tay pha trà rót ra 3 chén, tôi chưa uống vì còn chờ anh mời. Bổng anh xoay người mở cánh tủ gỗ, lôi ra chai rượu nút lá chuối còn chừng một nửa, anh cẩn thận tráng sạch 3 cái chén và rót 3 chén rượu đầy tràn. Vẫn không nói không rằng anh giơ chén rượu ra trước mặt khách. Anh Phương và tôi biết ý cùng nâng chén, nhưng tôi cố tình chưa uống để chờ lệnh của gia chủ. Anh Thỏa vẫn không mời nên tôi đành nhắm mắt cạn chén, nói đúng hơn tôi đã uống trọn thái độ “tức cá chém thớt” của gia chủ. Dường như anh Thỏa đã nhận ra sự nóng nảy của mình, anh cầm tấm thẻ nhà báo của tôi lên xem:
- Bây giờ cậu cứ ghi âm, nếu ai đó có “y án tử hình” thì trước khi chết tôi vẫn nói lên sự thật. Đau lắm nhà báo ơi. Về hưu làm thằng thường dân, quyền không, tiền không, thân cô thế cô, không dũng cảm bảo vệ được sự thật mới ra nông nỗi này.
Rồi anh gục đầu xuống mép bàn như để tạ lỗi với đồng chí, đồng đội của mình. Tôi nhìn anh Phương, anh Phương ghìm xúc động hướng mắt ra phía xa xanh. Đã qua bao cuộc xã giao tôi chưa bao giờ gặp và phải cạn chén rượu lắm cay nhiều đắng như chén rượu của anh Thỏa rót ra. Song sự kiên nhẫn đã giúp tôi gặp và được anh Thỏa trải lòng, nhờ vậy tôi mới biết “sự thật của sự thật”, cũng như biết chỗ để sau đó tìm ra chị Trần Thị Thông, từ đó mới có phóng sự Ngược Truông Bồn trên Báo Lao động Việt Nam, số 74, ra ngày 10/5/1997, góp phần giải tỏa bức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Bích Thủy
Dung lượng: 434,50KB|
Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)