ĐỀ HSG SINH HỌC 9 CỰC HAY

Chia sẻ bởi Tạ Đức Minh | Ngày 12/10/2018 | 52

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ HSG SINH HỌC 9 CỰC HAY thuộc Đại số 8

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH

Đề chính thức
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 02 trang)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm - mỗi câu 0,25 điểm)
Học sinh kẻ bảng theo mẫu sau vào bài làm. Chọn phương án trả lời đúng rồi điền vào bảng.
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8

Đáp án









Câu 1. Ở những loài sinh sản hữu tính, sự ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào trong mỗi cơ thể là nhờ cơ chế:
A. Nguyên phân. B. Giảm phân.
C. Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân. D. Giảm phân và nguyên phân.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. Thường biến là những biến dị không di truyền.
C. Mức phản ứng di truyền được.
D. Sự biểu hiện của thường biến không phụ thuộc vào kiểu gen.
Câu 3. Tự thụ phấn bắt buộc là phương pháp:
A. Để tạo biến dị tổ hợp.
B. Để kiểm tra mức phản ứng của các tính trạng.
C. Để tạo dòng thuần.
D. Để tạo ưu thế lai.
Câu 4. Ba tế bào sinh tinh ở một loài động vật có kiểu gen  khi giảm phân bình thường có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Biết cấu trúc NST không đổi trong giảm phân.
A. 2 B. 4 C. 6 D. 8
Câu 5. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng hộ” là biểu hiện quan hệ:
A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Kí sinh.
Câu 6. Lai giữa hai cơ thể có cùng kiểu gen Aa rồi cho đời lai tự thụ liên tiếp 3 thế hệ. Tỷ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ cuối cùng là:
A.  B.  C.  D. 
Câu 7. Người ta vận dụng loại đột biến nào sau đây để loại bỏ gen có hại:
A. Đảo đoạn NST. B. Lặp đoạn NST.
C. Chuyển đoạn NST. D. Mất đoạn NST.
Câu 8. Tẩm consixin lên đỉnh sinh trưởng của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa rồi để các tế bào ở đỉnh sinh trưởng tiếp tục nguyên phân. Những loại tế bào có kiểu gen nào sau đây có thể xuất hiện:
A. AAaa. B. Aa và AAaa.
C. AAAA và aaaa. D. AAAA, aaaa và AAaa.
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN (18,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Sự đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện như thế nào? Tính đặc thù đó có thể bị thay đổi trong quá trình nào?
b. Tại sao nói phân tử protein cũng có tính đa dạng và đặc thù? Yếu tố chính quyết định tính đa dạng và đặc thù của phân tử protein? Những nguyên nhân nào có thể làm thay đổi tính đa dạng và đặc thù ấy?
Câu 2. (2,5 điểm)
Quan sát một tế bào của một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn đang phân ly về hai cực của tế bào.
a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên?
b. Kết thúc lần phân bào trên, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân chia được nữa hay không? Tại sao?
Câu 3. (3,0 điểm)
Viết một sơ đồ thể hiện thí nghiệm của Menden từ đó nêu nội dung quy luật phân ly. Menden đã giải thích thí nghiệm đó như thế nào?
Câu 4. (1,5 điểm)
Hãy phân biệt giữa biến dị tổ hợp và thường biến.
Câu 5. (2,5 điểm)
- Thế nào là một quần xã sinh vật? Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài của quần xã sinh vật?
- Thế nào là cân bằng sinh học? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 6. (3,0 điểm)
Trình bày các bước cơ bản trong kỹ thuật chuyển gen. ADN tái tổ hợp tồn tại và hoạt động ở tế bào nhận là tế bào thực vật hoặc tế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tạ Đức Minh
Dung lượng: 998,89KB| Lượt tài: 4
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)