đề hsg phụ khánh
Chia sẻ bởi Trần Nhâm Tỵ |
Ngày 12/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: đề hsg phụ khánh thuộc Ngữ văn 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT HẠ HÒA
TRƯỜNG THCS PHỤ KHÁNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LÓP 9
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC : 2014 - 2015
( Thời gian làm bài : 150 phút)
Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu thơ sau:
a . “Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ông đồ, Vũ Đình Liên)
b. Để miêu tả cảnh biệt li của Thúy Kiều với gia đình, đại thi hào Nguyễn Du viết:
“Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
c. “Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Bếp lửa, Bằng Việt)
Câu 2: ( 6,0 điểm)
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.
Câu 3: (10 điểm)
Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều em đã học và đọc thêm.
…………….Hết………………
ĐÁP ÁN CHẤM BÀI
Câu 1. (4.0 điểm) Yêu cầu học sinh trả lời được các câu hỏi:
a. Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu).
Ý nghĩa: Nỗi buồn tủi, cô đơn của ông đồ trong buổi suy tàn của nền Hán học. (1.0 điểm)
b. Biện pháp tu từ: tiểu đối (kẻ ở-người đi), nói quá (lệ rơi thấm đá), ẩn dụ (tơ chia rũ tằm).
- Ý nghĩa: Nỗi đau đớn đến đứt ruột của Thúy Kiều khi phải giã biệt gia đình, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du dành cho nhân vật.(2.0 điểm)
c. Biện pháp tu từ: Điệp từ (nhóm).
Ý nghĩa: Hình ảnh người bà quen thuộc bên bếp lửa không chỉ nhóm những gì thân thuộc hữu hình mà còn nuôi dưỡng những kí ức tuổi thơ của cháu. (1.0 điểm)
Câu 2. (6.0 điểm) Yêu cầu:
a) Về kỹ năng: (2.0 điểm)
Học sinh biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một câu chuyện. Biết viết thành bài văn rõ ràng, chặt chẽ. Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, tránh lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả…
b) Về nội dung: (4.0 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý:
- Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
- Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác.
- Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự.
- Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ… và thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa.
- Xác định thái độ sống và cách ứng xử
TRƯỜNG THCS PHỤ KHÁNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LÓP 9
MÔN: NGỮ VĂN
NĂM HỌC : 2014 - 2015
( Thời gian làm bài : 150 phút)
Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ từ vựng và ý nghĩa của chúng trong các câu thơ sau:
a . “Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”
(Ông đồ, Vũ Đình Liên)
b. Để miêu tả cảnh biệt li của Thúy Kiều với gia đình, đại thi hào Nguyễn Du viết:
“Đau lòng kẻ ở người đi
Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
c. “Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”
(Bếp lửa, Bằng Việt)
Câu 2: ( 6,0 điểm)
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
- Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép, Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.22)
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về lòng nhân ái của con người trong cuộc sống.
Câu 3: (10 điểm)
Phân tích những thành công về nghệ thuật miêu tả, khắc họa nhân vật của thi hào Nguyễn Du qua các đoạn trích Truyện Kiều em đã học và đọc thêm.
…………….Hết………………
ĐÁP ÁN CHẤM BÀI
Câu 1. (4.0 điểm) Yêu cầu học sinh trả lời được các câu hỏi:
a. Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu).
Ý nghĩa: Nỗi buồn tủi, cô đơn của ông đồ trong buổi suy tàn của nền Hán học. (1.0 điểm)
b. Biện pháp tu từ: tiểu đối (kẻ ở-người đi), nói quá (lệ rơi thấm đá), ẩn dụ (tơ chia rũ tằm).
- Ý nghĩa: Nỗi đau đớn đến đứt ruột của Thúy Kiều khi phải giã biệt gia đình, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du dành cho nhân vật.(2.0 điểm)
c. Biện pháp tu từ: Điệp từ (nhóm).
Ý nghĩa: Hình ảnh người bà quen thuộc bên bếp lửa không chỉ nhóm những gì thân thuộc hữu hình mà còn nuôi dưỡng những kí ức tuổi thơ của cháu. (1.0 điểm)
Câu 2. (6.0 điểm) Yêu cầu:
a) Về kỹ năng: (2.0 điểm)
Học sinh biết trình bày suy nghĩ về một vấn đề tư tưởng, đạo lí thông qua một câu chuyện. Biết viết thành bài văn rõ ràng, chặt chẽ. Bài viết mạch lạc, có cảm xúc, tránh lỗi dùng từ, diễn đạt, chính tả…
b) Về nội dung: (4.0 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được các ý:
- Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
- Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác.
- Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự.
- Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống: cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ… và thái độ khi cho và nhận cần phải chân thành, có văn hóa.
- Xác định thái độ sống và cách ứng xử
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Nhâm Tỵ
Dung lượng: 48,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)