DE HSG Ly 9 cap Huyen
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Luyến |
Ngày 14/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: DE HSG Ly 9 cap Huyen thuộc Vật lí 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN LỚP 9 THCS
HUYỆN CƯ M’GAR NĂM HỌC 2014 - 2015
Khóa thi: Ngày 13/01/2015
Môn: VẬT LÝ 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (4.0 điểm).
a. Một cái cốc hình trụ, tiết diện đều, chứa một lượng nước và một lượng thủy ngân cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của các chất lỏng trong cốc là H = 146 cm. Tính áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy cốc, biết khối lượng riêng của nước và thủy ngân lần lượt là D1= 1g/cm3; D2 = 13,6g/cm3.
b. Một người đi xe đạp với vận tốc 14,4 km/h trên một đoạn đường song hành với đường sắt (đường tàu // với đường bộ). Một tàu lửa dài 120m chạy vượt qua người đó mất 6 giây kể từ lúc đầu tàu gặp người đó cho đến khi đuôi tàu rời xa người đó. Coi hai chuyển động trên là các chuyển động đều và chạy cùng chiều). Tính vận tốc của tàu lửa.
Bài 2: (4.0 điểm)
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m ở nhiệt độ t1 = 23 oC, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m nước ở nhiệt độ t2. Sau khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hệ là 50 oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c1 = 900J/Kg.K, c2 = 4200J/kg.K, không có mất nhiệt của hệ với môi trường xung quanh.
a. Tính nhiệt độ t2 của nước trước khi đổ vào nhiệt lượng kế.
b. Ta lại tiếp tục đổ vào nhiệt lượng kế trên một lượng 2m một chất lỏng khác(không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 30 oC, khi có cân bằng nhiệt lần thứ hai nhiệt độ của hệ mới lại giảm 10 oC so với nhiệt độ cân bằng lần thứ nhất. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đó?
Bài 3: (4.0 điểm)
Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ (H.1)
UAB = 6V. Khi K mở, ampe kế A1 chỉ 1,2A.
Khi K đóng ampe kế A1 chỉ 1,4A, ampe kế A2 chỉ 0,5A.
Bỏ qua điện trở của ampe kế, dây nối.
a. Tính R1, R2, R3.
b. So sánh công suất của mạch điện AB khi K mở
và khi K đóng.
Bài 4: (5.0 điểm) Cho hai bóng đèn Đ1(6V - 0,6W) và Đ2(6V - 2,4W).
a. Mắc nối tiếp hai đèn này vào giữa hai điểm của mạch điện có hiệu điện thế 12V thì có nguy hiểm gì không? Tại sao?
b. Có thể mắc nối tiếp hai đèn này vào giữa hai điểm có hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để không đèn nào bị hỏng?
c. Để các đèn sáng bình thường khi mắc chúng vào hai điểm có hiệu điện thế 12V, người ta dùng thêm một biến trở. Hỏi phải mắc chúng như thế nào và điện trở của biến trở đã tham gia vào mạch khi đó bằng bao nhiêu?
(Cho rằng hiệu điện thế sử dụng vượt quá hiệu điện thế định mức thì đèn hỏng)
Bài 5: (3.0 điểm)
a. Đèn pin là một sản phẩm được chế tạo dựa trên nguyên lý sự truyền ánh sáng qua các môi trường. Giải thích vì sao ánh sáng của đèn pin sẽ sáng hơn nhiều khi đặt bóng đúng vị trí thích hợp trong chóa đèn. Vị trí đó là vị trí nào? (mô tả bằng cách vẽ một tia sáng từ đèn qua chóa đến vật được chiếu sáng) coi rằng bóng đèn pin là điểm sáng.
b. Một điểm sáng S và hai ảnh của nó tạo thành bởi hai gương phẳng nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều. Xác định (bằng cách vẽ) vị trí của hai gương đó và tìm góc hợp thành bởi hai gương.
........... HẾT ...........
PHÒNG GD & ĐT CƯ M’GAR HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN : VẬT LÝ – LỚP 9
Bài/ Câu
Nội dung trình bày được
Điểm
Bài 1:
4.0 đ
Câu a:
2,5 đ
Câu b:
1,50đ
- Gọi diện tích đáy của hình trụ là S, chiều cao của cột thủy ngân là h1, của nước là h2; từ bài ra ta có:
HUYỆN CƯ M’GAR NĂM HỌC 2014 - 2015
Khóa thi: Ngày 13/01/2015
Môn: VẬT LÝ 9
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (4.0 điểm).
a. Một cái cốc hình trụ, tiết diện đều, chứa một lượng nước và một lượng thủy ngân cùng khối lượng. Độ cao tổng cộng của các chất lỏng trong cốc là H = 146 cm. Tính áp suất của các chất lỏng tác dụng lên đáy cốc, biết khối lượng riêng của nước và thủy ngân lần lượt là D1= 1g/cm3; D2 = 13,6g/cm3.
b. Một người đi xe đạp với vận tốc 14,4 km/h trên một đoạn đường song hành với đường sắt (đường tàu // với đường bộ). Một tàu lửa dài 120m chạy vượt qua người đó mất 6 giây kể từ lúc đầu tàu gặp người đó cho đến khi đuôi tàu rời xa người đó. Coi hai chuyển động trên là các chuyển động đều và chạy cùng chiều). Tính vận tốc của tàu lửa.
Bài 2: (4.0 điểm)
Một nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng m ở nhiệt độ t1 = 23 oC, cho vào nhiệt lượng kế một khối lượng m nước ở nhiệt độ t2. Sau khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hệ là 50 oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là c1 = 900J/Kg.K, c2 = 4200J/kg.K, không có mất nhiệt của hệ với môi trường xung quanh.
a. Tính nhiệt độ t2 của nước trước khi đổ vào nhiệt lượng kế.
b. Ta lại tiếp tục đổ vào nhiệt lượng kế trên một lượng 2m một chất lỏng khác(không tác dụng hóa học với nước) ở nhiệt độ t3 = 30 oC, khi có cân bằng nhiệt lần thứ hai nhiệt độ của hệ mới lại giảm 10 oC so với nhiệt độ cân bằng lần thứ nhất. Tìm nhiệt dung riêng của chất lỏng đó?
Bài 3: (4.0 điểm)
Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ (H.1)
UAB = 6V. Khi K mở, ampe kế A1 chỉ 1,2A.
Khi K đóng ampe kế A1 chỉ 1,4A, ampe kế A2 chỉ 0,5A.
Bỏ qua điện trở của ampe kế, dây nối.
a. Tính R1, R2, R3.
b. So sánh công suất của mạch điện AB khi K mở
và khi K đóng.
Bài 4: (5.0 điểm) Cho hai bóng đèn Đ1(6V - 0,6W) và Đ2(6V - 2,4W).
a. Mắc nối tiếp hai đèn này vào giữa hai điểm của mạch điện có hiệu điện thế 12V thì có nguy hiểm gì không? Tại sao?
b. Có thể mắc nối tiếp hai đèn này vào giữa hai điểm có hiệu điện thế lớn nhất là bao nhiêu để không đèn nào bị hỏng?
c. Để các đèn sáng bình thường khi mắc chúng vào hai điểm có hiệu điện thế 12V, người ta dùng thêm một biến trở. Hỏi phải mắc chúng như thế nào và điện trở của biến trở đã tham gia vào mạch khi đó bằng bao nhiêu?
(Cho rằng hiệu điện thế sử dụng vượt quá hiệu điện thế định mức thì đèn hỏng)
Bài 5: (3.0 điểm)
a. Đèn pin là một sản phẩm được chế tạo dựa trên nguyên lý sự truyền ánh sáng qua các môi trường. Giải thích vì sao ánh sáng của đèn pin sẽ sáng hơn nhiều khi đặt bóng đúng vị trí thích hợp trong chóa đèn. Vị trí đó là vị trí nào? (mô tả bằng cách vẽ một tia sáng từ đèn qua chóa đến vật được chiếu sáng) coi rằng bóng đèn pin là điểm sáng.
b. Một điểm sáng S và hai ảnh của nó tạo thành bởi hai gương phẳng nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều. Xác định (bằng cách vẽ) vị trí của hai gương đó và tìm góc hợp thành bởi hai gương.
........... HẾT ...........
PHÒNG GD & ĐT CƯ M’GAR HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
NĂM HỌC: 2014-2015
MÔN : VẬT LÝ – LỚP 9
Bài/ Câu
Nội dung trình bày được
Điểm
Bài 1:
4.0 đ
Câu a:
2,5 đ
Câu b:
1,50đ
- Gọi diện tích đáy của hình trụ là S, chiều cao của cột thủy ngân là h1, của nước là h2; từ bài ra ta có:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Luyến
Dung lượng: 136,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)