DE HSG LY 8 - YK NINH BINH
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hiền |
Ngày 14/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: DE HSG LY 8 - YK NINH BINH thuộc Vật lí 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT
YÊN KHÁNH
ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH KHÁ, GIỎI
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: VẬT LÝ 8
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Bài 1. Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động thẳng đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau xe thứ hai chuyển động thẳng đều từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc hai xe khởi hành thì:
a) Hai xe gặp nhau.
b) Hai xe cách nhau 13,5 km.
Bài 2. Trước mặt em là một lon nước ngọt và một cục đá lạnh. Em phải đặt lon nước trên cục đá hay cục đá trên lon nước để nước trong lon có thể lạnh đi nhanh nhất? Tại sao?
Bài 3. Một người kéo đều một vật có khối lượng 30kg trên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m và độ cao 1,2m. Lực cản do ma sát trên đường là 25N.
a) Tính công người đó đã thực hiện.
b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Bài 4. a) Một khí cầu có thể tích 20m3 chứa khí hiđrô, có thể nâng lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m3, của khí hiđrô là 0,9N/m3.
b) Muốn nâng lên một người nặng 50kg thì thể tích tối thiểu của khí cầu là bao nhiêu (coi trọng lượng của vỏ khí cầu không đổi).
Bài 5. Có 2 bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa 10 lit nước ở nhiệt độ 800C, bình thứ hai chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 400C.
a) Nếu chuyển toàn bộ nước ở bình thứ nhất vào một thùng nhôm có khối lượng 2kg ở nhiệt độ 300C. Tính nhiệt độ của nước ở trong thùng khi bắt đầu xảy ra sự cân bằng nhiệt.
b) Nếu rót 1 phần nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai, sau khi bình thứ hai đã đạt cân bằng nhiệt, người ta lại rót trở lại từ bình thứ hai sang bình thứ nhất một lượng nước để cho trong hai bình lại có dung tích nước bằng lúc ban đầu. Sau các thao tác đó nhiệt độ nước trong bình thứ nhất là 780C. Hỏi đã rót bao nhiêu nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai và ngược lại?
Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường).
………….Hết………….
PHÒNG GD&ĐT
YÊN KHÁNH
HƯỚNG DẪN CHẤM KĐCL HỌC SINH KHÁ, GIỎI
Năm học 2010-2011
MÔN VẬT LÍ 8
ĐÁP ÁN - BIỂU CHẤM
BÀI
NỘI DUNG
ĐIỂM
Bài 1
(4,5đ)
a) (2,0 đ) (Học sinh có thể chọn mốc thời gian từ khi xe 1 chuyển động hoặc từ khi xe 2 chuyển động).
Đổi 5m/s = 18km/h
Giả sử sau t (h, t>0) kể từ lúc xe 2 khởi hành thì 2 xe gặp nhau:
Khi đó ta có quãng đường xe 1 đi được là: S1 = v1(0,5 + t) = 36(0,5 +t)
Quãng đường xe 2 đi được là: S2 = v2.t = 18.t
Vì quãng đường AB dài 72 km nên ta có: 36.(0,5 + t) + 18.t = 72 => t = 1(h)
Vậy sau 1h kể từ khi xe hai khởi hành thì 2 xe gặp nhau
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
b) (2,5 đ) có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Hai xe chưa gặp nhau và cách nhau 13,5 km (1,5 đ)
Gọi thời gian kể từ khi xe 2 khởi hành đến khi hai xe cách nhau 13,5 km là t2 (h)
Quãng đường xe 1 đi được là: S1’ = v1(0,5 + t2) = 36.(0,5 + t2)
Quãng đường xe đi được là: S2’ = v2t2 = 18.t2
Theo bài ra ta có: 36.(0,5 + t2) + 18.t +13,5 = 72 => t2 = 0,75(h)
Vậy sau 45’ kể từ khi xe 2 khởi hành thì hai xe cách nhau 13,5 km
0,25
0,25
0,25
0,5
YÊN KHÁNH
ĐỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH KHÁ, GIỎI
NĂM HỌC 2010 - 2011
MÔN: VẬT LÝ 8
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Bài 1. Xe thứ nhất khởi hành từ A chuyển động thẳng đều đến B với vận tốc 36km/h. Nửa giờ sau xe thứ hai chuyển động thẳng đều từ B đến A với vận tốc 5m/s. Biết quãng đường AB dài 72km. Hỏi sau bao lâu kể từ lúc hai xe khởi hành thì:
a) Hai xe gặp nhau.
b) Hai xe cách nhau 13,5 km.
Bài 2. Trước mặt em là một lon nước ngọt và một cục đá lạnh. Em phải đặt lon nước trên cục đá hay cục đá trên lon nước để nước trong lon có thể lạnh đi nhanh nhất? Tại sao?
Bài 3. Một người kéo đều một vật có khối lượng 30kg trên một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m và độ cao 1,2m. Lực cản do ma sát trên đường là 25N.
a) Tính công người đó đã thực hiện.
b) Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng.
Bài 4. a) Một khí cầu có thể tích 20m3 chứa khí hiđrô, có thể nâng lên trên không một vật nặng bằng bao nhiêu? Biết trọng lượng của vỏ khí cầu là 100N, trọng lượng riêng của không khí là 12,9N/m3, của khí hiđrô là 0,9N/m3.
b) Muốn nâng lên một người nặng 50kg thì thể tích tối thiểu của khí cầu là bao nhiêu (coi trọng lượng của vỏ khí cầu không đổi).
Bài 5. Có 2 bình cách nhiệt. Bình thứ nhất chứa 10 lit nước ở nhiệt độ 800C, bình thứ hai chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 400C.
a) Nếu chuyển toàn bộ nước ở bình thứ nhất vào một thùng nhôm có khối lượng 2kg ở nhiệt độ 300C. Tính nhiệt độ của nước ở trong thùng khi bắt đầu xảy ra sự cân bằng nhiệt.
b) Nếu rót 1 phần nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai, sau khi bình thứ hai đã đạt cân bằng nhiệt, người ta lại rót trở lại từ bình thứ hai sang bình thứ nhất một lượng nước để cho trong hai bình lại có dung tích nước bằng lúc ban đầu. Sau các thao tác đó nhiệt độ nước trong bình thứ nhất là 780C. Hỏi đã rót bao nhiêu nước từ bình thứ nhất sang bình thứ hai và ngược lại?
Biết khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K (bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường).
………….Hết………….
PHÒNG GD&ĐT
YÊN KHÁNH
HƯỚNG DẪN CHẤM KĐCL HỌC SINH KHÁ, GIỎI
Năm học 2010-2011
MÔN VẬT LÍ 8
ĐÁP ÁN - BIỂU CHẤM
BÀI
NỘI DUNG
ĐIỂM
Bài 1
(4,5đ)
a) (2,0 đ) (Học sinh có thể chọn mốc thời gian từ khi xe 1 chuyển động hoặc từ khi xe 2 chuyển động).
Đổi 5m/s = 18km/h
Giả sử sau t (h, t>0) kể từ lúc xe 2 khởi hành thì 2 xe gặp nhau:
Khi đó ta có quãng đường xe 1 đi được là: S1 = v1(0,5 + t) = 36(0,5 +t)
Quãng đường xe 2 đi được là: S2 = v2.t = 18.t
Vì quãng đường AB dài 72 km nên ta có: 36.(0,5 + t) + 18.t = 72 => t = 1(h)
Vậy sau 1h kể từ khi xe hai khởi hành thì 2 xe gặp nhau
0,25
0,5
0,5
0,5
0,25
b) (2,5 đ) có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Hai xe chưa gặp nhau và cách nhau 13,5 km (1,5 đ)
Gọi thời gian kể từ khi xe 2 khởi hành đến khi hai xe cách nhau 13,5 km là t2 (h)
Quãng đường xe 1 đi được là: S1’ = v1(0,5 + t2) = 36.(0,5 + t2)
Quãng đường xe đi được là: S2’ = v2t2 = 18.t2
Theo bài ra ta có: 36.(0,5 + t2) + 18.t +13,5 = 72 => t2 = 0,75(h)
Vậy sau 45’ kể từ khi xe 2 khởi hành thì hai xe cách nhau 13,5 km
0,25
0,25
0,25
0,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền
Dung lượng: 90,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)