Đề HSG lý 7( Tam Hưng)

Chia sẻ bởi Bùi Thị Kim Anh | Ngày 17/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: Đề HSG lý 7( Tam Hưng) thuộc Vật lí 7

Nội dung tài liệu:

THCS TAM HƯNG
ĐỀ THI OMYMPIC
Môn: Vật Lý 7
Năm học: 2013-2014
Câu 1 ( 4 đ)
Một chiếc xe tải dùng để vận chuyển gỗ trong rừng có khối lượng là 15 tấn xe chở 3 khúc gỗ hình trụ đều, mỗi khúc dài 10m đường kính 0,8m.Tính khối lượng của xe khi chở gỗ. Biết rằng khối lượng riêng của gỗ là 700 kg/m3.
Câu 2 ( 4đ)
Điểm sáng S nằm giữa 2 gương phẳng có mặt phẳng phản xạ quay vào nhau. Gọi S1, S2 lần lượt là ảnh của S qua gương M và N. Chứng tỏ rằng S, S1, S2 cùng nằm trên đường tròn tâm 0 bàn kính 0S.
Câu 3( 4 đ)
Cho 2 gương G1,G2 có mặt phản xạ quay vào nhau tạo với nhau 1 góc α< 900. Tia tới SI được chiến lên gương G1 lần lượt phản xạ 1 lần trên G1 rồi 1 lần trên G2. Biết góc tới trên G1 bằng 250. Tìm góc α để cho tia tới trên G1 và tia phản xạ trên G2 vuông góc với nhau.
|Câu 4 ( 6 đ)
Cho sơ đồ mạch điện ( hình vẽ)

a, Hiệu điện thế giữa hai đầu động cơ là 4,5V. Hãy xác định hiệu điện thế giữa hai đầu.
Các đèn:
b, Cường độ dòng điện do nguồn cung cấp là 360 mA. Hãy xác định cường độ dòng điện qua các đèn, biết cường độ dòng điện qua động cơ là 130 mA.
c, Trên đèn Đ2 có ghi chỉ số 4,5V và 0,15A. Theo em đèn này có sáng bình thường không? Vì sao?
Câu 5( 2đ)
Ở một vùng núi người ta nghe thấy tiếng vang do sự phản xạ âm lên các vách núi. Người ta đo được thời gian giữa âm phát ra và âm nhận được tiếng vang là 1,2 giây. Tính khoảng cách giữa người quan sát và vách núi. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s.

-HẾT-


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN VẬT LÝ 7
Câu 1( 4đ)
Thể tích mỗi khúc gỗ là:
V= S.h= 3.14.(0,8/2).10=5.024(m3) (2đ)
Khối lượng mỗi khúc gỗ là:
m = V.D = 5.024.700= 3516,8 (kg)= 3,5168 tấn (1đ)
Khối lượng 3 khúc gỗ là : 3.3,5168 = 10,5504( tấn) (0,5đ)
Khối lượng xe khi chở gỗ là: M= 15+ 10,5504= 25,5504 ( tấn) (o,5đ)
Câu 2( 4đ)

- Dựng S1 đối xứng với S qua gương M. (0,5đ)
- Dựng S2 đối xứng với S qua gương N. (0,5đ)
- Nối 0 với S . Do ảnh và vật đối xứng nhau qua gương phẳng nên

+ 0 nằm trên đường trung trực của SS1 nên 0S= 0S1 (1) (1đ)
+ 0 nằm trê đường trung trực của SS2 nên 0S=0S2 (2) (1đ)
Từ 1,2 suy ra 0S=0S1=0S2 (0,5đ)
hay 3 điểm S,S1,S2 nẳm trên đường tròn tâm 0 bán kính 0S (0,5đ)


Câu 3(4đ)



- Vẽ được hình (0,5đ)
- Gọi giao điểm của tia tới SI và tia phản xạ KR là S thì góc IHK=900 (0,5đ)
- Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại I: góc SIN= góc NIK=250
Suy ra KIO= 900-250=650 (1đ)
Tại K: góc IKP= góc PKR (0,5đ)
Trong tam giác vuông IHK có góc IKH= 900 góc HIK=900-2. góc SIN=400 (0,5đ)
Suy ra góc IKP=200 suy ra góc IKO=900-góc IKP=700 (0,5đ)
Trong tam giác IKO có góc IOK = α= 1800-(650+700)=450 (0.5đ

Câu 4 (6đ)
a . Vì động cơ M và đèn 2 mắc song song với nhau và nối tiếp với đèn 1 nên hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 bằng 4,5V. (1đ)
Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là 12V-4,5V= 7,5V (1đ)
b . Gọi cường độ dòng điện qua Đ1,Đ2 và động cơ M lấn lượt là I1, I2,I3 ta có
I1=I2+I3 (1đ)
Vì Đ1mắc ở mạch chính nên I = I1= 360mA (1đ)
I2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Kim Anh
Dung lượng: 48,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)